Hướng dẫn thực hiện 27 tiêu chí về “Quản lý quá trình xét nghiệm” theo bộ tiêu chí 2429

quan ly qua trinh xet nghiem
5/5 - (4 bình chọn)

Quản lý Quá trình xét nghiệm là một yêu cầu lớn và quan trọng nhất trong bộ tiêu chí 2429 thông qua 27 tiêu chí với tổng 57 điểm. Xét cho cùng thì hệ thống QLCL chất lượng sinh ra để cuối cùng đảm bảo được chất lượng kết quả xét nghiệm là tốt nhất. Quản lý quá trình xét nghiệm được chia làm 3 giai đoạn với 6 bộ hồ sơ: Quá trình trước xét nghiệm, phê duyệt phương pháp xét nghiệm, đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm, sau xét nghiệm, trả kết quả xét nghiẹm và công bố kết quả xét nghiệm. Để thực hiện được 6 bộ hồ sơ lớn này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách thức để  thực hiện từng tiêu chí trong 27 tiêu chí dưới đây:

NỘI DUNG TIÊU CHÍ CÁCH THỰC HIỆN
Giai đoạn Trước xét nghiệm
8.1. Các mẫu XN được gửi cùng phiếu yêu cầu XN  PXN cần xâ dựng quy trình trước xét nghiệm. Trong đó đề cập đến các nội dung như tiếp nhận khách hàng. Quá trình lấy, bảo quản, vận chuyển và nhận bệnh phẩm. Trong đó cần nêu rõ các xét nghiệm khi tiếp nhận phải có phiếu yêu cầu (chỉ định) xét nghiệm di kèm. Tùy theo cách quản lý của từng bệnh viện, các phiếu này có thể ở dạng điện tử hoặc phiếu in sẵn.
8.2. Phiếu yêu cầu xét nghiệm có đầy đủ các thông tin sau không  Trên phiếu chỉ định xét nghiệm cần thể hiện đầy đủ các thông tin sau:
a) Thông tin xác định người bệnh, bao gồm: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ/thông tin liên lạc của người bệnh, và mã số xác nhận duy nhất;  Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ/thông tin liên lạc của người bệnh, và mã số xác nhận duy nhất (thường mỗi bệnh có một mã hồ sơ bệnh án);
b) Loại mẫu ban đầu;  Ghi rõ là loại mẫu gì: Máu toàn phần? nước tiểu? dịch?…
c) Các xét nghiệm yêu cầu;  Các test xét nghiệm yêu cầu
d) Chẩn đoán lâm sàng của người bệnh;  Chẩn đoán lâm sàng
e) Ngày và giờ lấy mẫu bệnh phẩm; tên nhân viên lấy mẫu;  Trên phiếu có ghi rõ ngày, giờ lấy mẫu, tên nhân viên lấy mẫu.
f) Ngày và giờ PXN nhận mẫu, họ và tên nhân viên nhận mẫu;  Trên phiếu có ghi rõ ngày, giờ lấy nhận mẫu, tên nhân viên nhận mẫu mẫu. Từ 2 thông tin về thời gian lấy mẫu và nhận mẫu này để xác định thời gian bảo quản và vận chuyển mẫu có phù hợp cho từng loại xét nghiệm hay không. Thời gian tối đa cho phép cho từng xét nghiệm được thể hiện trong sổ tay dịch vụ khách hàng.
g) Tên và chữ ký của bác sĩ chỉ định xét nghiệm.  Có tê và chữ ký của bác sĩ chỉ định xét nghiệm
8.3. PXN có quy trình nhận mẫu, bao gồm nội dung sau:  PXN cso thể xây dựng quy trình riêng về nhận mẫu hoặc gộp chung trong quy trình trước xét nghiệm. Dù viết chung hay riêng thì cần đảm bảo các nội dung sau:
a) Xác định thông tin của người bệnh trên mẫu bệnh phẩm; a) Xác định thông tin của người bệnh trên mẫu bệnh phẩm: cần gi rõ tên tuổi, đại chỉ cảu bệnh nhân lên ống mẫu. Một số đươn vị sử dụng hệ thống code dán tự động thì trên code cần có thông tin cơ bản của BN? Có loại mẫu…
b) Mẫu XN được đánh giá chất lượng theo tiêu chí chấp nhận hay loại bỏ mẫu; b) Mẫu XN được đánh giá chất lượng theo tiêu chí chấp nhận hay loại bỏ mẫu: PXN có quy định các trường hợp chấp nhận hoặc loại bỏ mẫu. Khi loại bỏ (từ chối mẫu) thì cần ghi chép vào biểu mẫu từ chối mẫu, lập biên bản từ chối mẫu…
c) Có hồ sơ tiếp nhận mẫu, ghi rõ thời gian và người nhận; c) Có hồ sơ tiếp nhận mẫu, ghi rõ thời gian và người nhận: có sổ ghi chép theo dõi nhận mẫu trong đó như thời gian nhận mẫu, số lượng mẫu, tình trạng mẫu, người nhận mẫu.
d) Khi mẫu XN ban đầu được chia nhỏ, PXN có phương pháp để xác định nhận diện mẫu của người bệnh từ mẫu XN ban đầu; d) Khi mẫu XN ban đầu được chia nhỏ, PXN có phương pháp để xác định nhận diện mẫu của người bệnh từ mẫu XN ban đầu: với một số PXN mẫu sẽ được chia nhỏ hơn, khi đó trên các mẫu nhỏ đó cũng phải bao gồm các thôgn tin như mẫu ban đầu, đồng thời thêm dấu hiệu để nhận biết nó là mẫu thứ bao nhiêu trong tổng các mẫu đã chia nhỏ.
e) Nếu PXN không trực 24/24h, PXN có cách thức nhận và xử lý mẫu XN ngoài giờ làm việc e) Nếu PXN không trực 24/24h, PXN có cách thức nhận và xử lý mẫu XN ngoài giờ làm việc: PXN phải có thủ tục quy định việc nhận và xử lý mẫu ngoài giờ hành chính và không có người trực thường xuyên ví dụ như từ chối nhận mẫu, nếu tiếp nhận thì xử lý sơ bộ và bảo quản thế nào…
f) Mẫu XN được chuyển đến đúng bộ phận xét nghiệm trong khoảng thời gian đã quy định; f) Mẫu XN được chuyển đến đúng bộ phận xét nghiệm trong khoảng thời gian đã quy định. Từ khi lấy mẫu đến khi mẫu chuyển tới được các bộ phận xét nghiệm thì phải đảm bảo tránh ảnh hưởng đến kết quả. Khoảng thời gian phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm. Khoảng thời gian tối đa cho phép với từng xét nghiệm được quy định trong sổ tay dịch vụ khách hàng (Sổ tay lấy mẫu)
g) Mẫu bệnh phẩm được thu thập, vận chuyển và bảo quản theo quy định. g) Mẫu bệnh phẩm được thu thập, vận chuyển và bảo quản theo quy định.
Giai đoạn Trong xét nghiệm
8.4. PXN xây dựng và thực hiện các quy trình xét nghiệm cho các XN đang thực hiện tại PXN, các quy trình XN bao gồm những nội dung sau:  PXN cần xây dựng quy trình cho từng xét nghiệm. Lưu ý nếu PXN có nhiều máy khác nhau thì quy trình xét nghiệm cũng cần xây dựng riêng cho từng xét nghiệm trên máy đó. Về hình thức và nội dung của quy trình nên tham khảo trong quyết định 5530 về hướng dẫn xây dựng quy trình thực hành chuẩn trong xét nghiệm. Nội dung phải bao gồm tối thiểu 14 mục sau:
a) Mục đích;  Nêu mục đích của XN dùng để làm gì?
b) Phạm vi áp dụng;  Quy trình này dung để áp dụng khi nào? ở đâu?
c) Trách nhiệm thực hiện;  Ai là người có trách nhiệm tuân thủ quy trình này?
d) Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt;  Giải thích các định nghĩa, khái niệm về các từ ngữ chuyên ngành (nếu có) trong quy trình. Các chữ viết tắt có sử dụng trogn quy trình.
e) Nguyên lý/nguyên tắc: Nêu nguyên tắc phương pháp xét nghiệm và các thông số kỹ thuật  Nêu nguyên tắc của phương pháp xét nghiệm. Phần này nên tham khảo trong các hướng dẫn hóa chất, thuôc thử của các hãng sản xuất. Có thể nêu một số thôgn số kỹ thuật cơ bản như độ lặp lại, tái lặp, khoảng đo, khoảng tuyến tính…
f) Trang thiết bị, nguyên vật liệu và vật tư (bao gồm cả loại mẫu bệnh phẩm, loại hóa chất sử dụng)  Liệt kê toàn bộ các hóa chất, vật tư, loại mẫu bệnh phẩm sử dụng để thực hiện xét nghiệm.
g) Kiểm tra chất lượng  Các biện pháp để đảm bảo kết quả như hiệu chuẩn, nội kiểm, ngoại kiểm.
h) An toàn  Các bện pháp để đảm bảo an toàn như an toàn về hóa chất, môi trường… Có thể viện dẫn sang quy trình hướng dẫn an toàn để tránh phải viết quá nhiều.
i) Nội dung thực hiện (bao gồm cả phần chuẩn bị bệnh nhân, hóa chất…và các bước thực hiện)  Nêu các bước thực hiện từ khi chuẩn bị bệnh nhân đến khi thực hiện phân tích xong. Nếu có sử dụng các thiết bị thì phần thực hiện trên thiết bị có thể viện dẫn sang quy trình (hướng dẫn) vận hành thiết bị để tránh viết lặp lại.
j) Diễn giải và báo cáo kết quả (bao gồm cách tính toán kết quả XN định lượng, nếu liên quan; khoảng tham chiếu hoặc các giá trị quyết định lâm sàng; khoảng báo cáo của các kết quả xét nghiệm; Hướng dẫn xác định kết quả định lượng khi một kết quả nằm ngoài khoảng đo; Giá trị tới ngưỡng/báo động; Nguồn biến thiên tiềm tàng; Giải thích kết quả của PXN;  Nêu các diễn giải và báo cáo về kết quả. Ví dụn như tăng giảm trong các trường hợp nào?…Khoảng tham chiếu của xét nghiệm, các giá trị cảnh báo…
k) Lưu ý cảnh báo (bao gồm các yếu tốy nhiễu (ví dụ: lipid máu, tán huyết, bilirubinemia, sử dụng thuốc) và các phản ứng chéo)  Nêu các lưu ý về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như tăng mỡ máu, tan máu, các thuốc đang sử dụng….
l) Lưu trữ hồ sơ  Kết quả được lưu trữ ở đâu? Trong bao lâu?
m) Tài liệu liên quan  Các quy trình, biểu mẫu có liên quan.
n) Tài liệu tham khảo  Các tài liệu tham khảo để xây dựng quy trình.
8.5. PXN xây dựng và thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng  PXN cần xây dựng quy trình Đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm. Trong quy trình cần nêu các nội dung đảm bảo ở cả 3 giai đoạn trước, trong và sau xét nghiệm. Trong đó tập chung vào giai đoạn trong xét nghiệm với việc thực hiện nội kiểm và ngoại kiểm.
8.6. PXN xây dựng quy định tạm dừng trả kết quả cho khách hàng nếu kết quả nội kiểm không đạt  PXN cần xây dựng 1 quy trình quy định việc kết quả của khách hàng sẽ bị tạm dừng khi kết quả nội kiểm không đạt. Chỉ trả kết quả khách hàng khi các lỗi vi phạm vè nội kiểm được loại bỏ.
8.7. PXN thực hiện nội kiểm ở 2 mức giá trị khác nhau cho các XN định lượng;  PXN cần thực hiện nội kiểm ở tối thiểu 2 mức nồng độ cho các xét nghiệm định lượng trong đó một mưc bình thường và một mức bệnh lý. Các xét nghiệm tế bào máu, miễn dịch cần thực hiện ở 3 nồng độ.
8.8. Thực hiện nội kiểm chứng âm, chứng dương đối với các xét nghiệm định tính  Các XN định tính (như RF, ASLO, nhóm máu…) cần thực hiện nổi kiểm với mẫu chứng âm, chứng dương. Mẫu này đi kèm kít hóa chất hoặc do bên thứ 3 cung cấp.
8.9. Với xét nghiệm bán định lượng thực hiện mẫu nội kiểm trong bộ kít kèm theo hoặc vật liệu nội kiểm khác  Các XN bán định lượng (như nước tiểu…) cũng cần thực hiện nội kiểm. Mâu nội kiểm có thể đi kèm theo kit hóa chất hoặc do bên thứ 3 cung cấp.
8.10. Với xét nghiệm sử dụng test nhanh cần thực hiện nội kiểm định kỳ trên mẫu nội kiểm khác bao gồm cả chứng âm và chứng dương (nếu có)  Với các XN test nhanh (viêm gan B, C…) việc nội kiểm được thực hiện định kỳ. Mẫu này theo kit hoặc bên thứ 3 cung cấp hoặc do chính PXN tạo ra.
8.11. Thực hiện nội kiểm đồng thời hoặc trước khi tiến hành xét nghiệm trên mẫu người bệnh  Tất cả các mẫu nội kiểm cần thực hiện đồng thời hoặc trước khi thực hiện trên mẫu bệnh nhân.
8.12. Khi kết quả nội kiểm không đạt, PXN tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục, chi thực hiện tiếp XN sau khi đã hoàn thành việc khắc phục  Khi kết quả nội kiểm không đạt (nhu vi phạm các luật Westgard), PXN cần tìm nguyên nhân và thực hiện hành động khắc phục cho tới khi loại bỏ hoàn toàn các vi phạm này.
8.13. Kết quả nội kiểm được xem xét định kỳ nhằm phát hiện và khắc phục những xu hướng ảnh hưởng tới kết quả XN  Kết quả nội kiểm cần được xem xét hàng ngày và định kỳ báo cáo hàng tuần để phát hiện sớm các vi phạm hoặc xu hướng vi phạm để tiến hành khắc phục.
8.14. PXN xây dựng hướng dẫn thực hiện ngoại kiểm hoặc so sánh liên phòng  PXN xây dựng quy trình hoặc hướng dẫn ngoại kiểm, so sánh liên phòng.
8.15. PXN có tham gia vào chương trình ngoại kiểm (EQA) hoặc so sánh liên phòng (đặc biệt với các xét nghiệm chưa có mẫu EQA), nếu có thì:  PXN cần tham gia ít nhất chương trình ngoại kiểm của 1 tổ chức ở Việt Nam hoặc nước ngoài. Với những XN chưa có mẫu có thể tham gia chương trình so sánh liên phòng với 1 hoặc nhiểu PXN khác.
a) Mẫu EQA được cung cấp bởi các tổ chức đã được công nhận hoặc được phép cung cấp;  Mẫu ngoại kiểm cần được cug cấp bởi các tổ chức được công nhận như Randox hoặc qua các trung tâm kiểm chuẩn.
b) Mẫu EQA được nhân viên PXN thường làm loại XN đó thực hiện;  Mẫu ngoại kiểm được phân tích như mẫu bệnh nhân bới chính nhân viên thường xuyên thực hiẹn các XN đó.
c) Toàn bộ kết quả EQA được xem xét và được khắc phục khi có SKPH;  Hàng tháng phải thực hiện xem xét và đưa ra các hành động khắc phục nếu có vi phạm.
d) Kết quả EQA được trao đổi với nhân viên có liên quan.  Kết quả ngoại kiểm cần được công bố và trao đổi với các nhân viên trong PXN.
8.16. PXN có quy định bằng văn bản, thực hiện, và lưu hồ sơ về xác nhận giá trị sử dụng/thẩm định phương pháp xét nghiệm trước khi đưa TTB hoặc sinh phẩm mới vào sử dụng.  Đây là phân tương đối khó và phức tạp với hầu hết các PXN. Nhìn chung các PXN cần phải xây dựng quy trình cho việc lựa chọn và xác nhận giá trị sử dụng của các quy trình, phương pháp xét nghiệm. Tùy thuộc xét nghiệm đó là định tính hay định lượng để đưa ra các thông số xác nhận như: Độ lặp lại, độ tái lặp, độ đúng, khoảng tuyến tính, giới hạn phát hiện, giói ạn định lượng, độ chính xác, độ nhậy, độ đặc hiệu, độ lệch dương, độ lệch âm….
8.17. PXN tuân thủ đúng các quy trình xét nghiệm đã xây dựng.  Các quy trình xét nghiệm sau khi ban hành phải được tập huấn cho toàn bộ các nhân viên. Đảm bảo tất cả các nhân viên phải tuân thủ các quy trình đã ban hành.
Giai đoạn Sau xét nghiệm
8.18. PXN có quy trình rà soát kết quả XN trước khi trả cho khách hàng (nêu rõ người có thẩm quyền xem xét, các yếu tố cần xem xét bao gồm cả kết quả nội kiểm, ngoại kiểm, thông tin lâm sàng và các kết quả XN trước đó nếu có)  PXN cần xây dựng quy trình rà soát kết quả xét nghiệm. Trong đó cần nêu các các yếu tố cần kiểm soát thực hiện khi ra soát kết quả trước khi trả kết quả cho khách hàng.
8.19. PXN có quy định để bảo đảm báo cáo kết quả và việc sao chép là chính xác, rõ ràng  PXN cần xây dựng quy định về việc kiểm soát kết qua và đối chiếu thông tin trươc skhi thực hiện trả kết quả.
8.20. PXN thực hiện quy định về định dạng phiếu trả lời kết quả và hình thức trả kết quả  PXN cần đưa ra quy định về định dạng mẫu phiếu trả kết quả XN và các hình thức trả kết quả.
8.21. Phiếu trả kết quả có bao gồm các nội dung sau:  Định dạng mẫu phiếu kết quả xét nghiệm cần bao gồm các nội dung như bên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Loại xét nghiệm bao gồm: phương pháp XN/kỹ thuật XN/trang thiết bị;
b) Thông tin nhận biết PXN trả kết quả xét nghiệm;
c) Có nhận dạng các xét nghiệm của PXN chuyển gửi thực hiện;
d) Thông tin nhận biết người bệnh và địa chỉ của người bệnh trên các trang báo cáo kết quả;
e) Tên của người yêu cầu xét nghiệm;
f) Ngày nhận mẫu ban đầu (và giờ nếu cần);
g) Loại mẫu ban đầu;
h) Quy trình đo, khi thích hợp;
i) Kết quả xét nghiệm được báo cáo theo Hệ đo lường quốc tế (SI), để các đơn vị có thể truy xuất đến đơn vị SI, hoặc có thể áp dụng;
j) Khoảng tham chiếu sinh học, các giá trị quyết định lâm sàng, hoặc các biểu đồ hỗ trợ các giá trị quyết định lâm sàng, nếu có áp dụng;
k) Diễn giải kết quả, khi cần thiết;
l) Các nhận xét khác như ghi chú cảnh báo hoặc giải thích;
m) Nhận biết người xem xét kết quả và có thẩm quyền ban hành kết quả;
n) Ngày ký duyệt và thời gian ban hành kết quả;
o) Số trang trên tổng số trang;
p) Phiếu trả lời kết quả có khoảng trống để phiên giải, ghi chú các vấn đề về kết quả khi cần.
8.22. PXN xây dựng quy trình trả kết quả XN trong đó nêu rõ người có thẩm quyền ban hành và người nhận kết quả, có bao gồm:  PXN cần xây dựng quy trình trả kết quả XN, trong đó nêu rõ người có thẩm quyền ban hành kết quả xét nghiệm.
a) Chỉ rõ trên phiếu kết quả nếu chất lượng của mẫu ban đầu không phù hợp, hoặc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm;
b) Thông báo kết quả có giá trị “cảnh báo” hay “báo động”;
c) Kết quả rõ ràng, không có lỗi sao chép, và được gửi đến người có thẩm quyền nhận;
d) Khi kết quả được trả ra dưới hình thức báo cáo tạm thời, báo cáo sau cùng phải được gửi đến người yêu cầu XN;
e) Khi kết quả được trả bằng thông báo qua điện thoại hoặc bản điện tử, có được gửi đến đúng người có thẩm quyền nhận;
f) Kết quả báo cáo miệng phải được trả bằng văn bản sau đó;
g) Có hồ sơ ghi chép các kết quả báo miệng.
8.23. PXN có quy định thực hiện việc sửa đổi kết quả xét nghiệm  PXN quy định việc sửa đổi kết quả xét nghiệm.
a) Kết quả xét nghiệm đã sửa được nhận biết rõ ràng và bao gồm dẫn chiếu đến ngày và nhận dạng của người bệnh trong bản báo cáo ban đầu;
b) Khách hàng biết kết quả xét nghiệm có sửa đổi, bổ sung;
c) Hồ sơ sửa đổi có thể hiện thời gian, ngày và tên của người chịu trách nhiệm sửa đổi.
8.24. Kết quả ban đầu được lưu giữ khi thực hiện các sửa đổi.  Cần lưu giữ các kết quả gốc ban đầu khi có sửa đổi kết quả.
8.25. PXN có quy trình nhận dạng, thu thập, lưu trữ, đánh số, tiếp cận, bảo quản, và tiêu hủy mẫu sau XN an toàn  PXN có quy trình lưu và hủy bệnh phẩm.
8.26. PXN lưu mẫu XN sau khi đã xét nghiệm theo đúng quy định  PXN cần thực hiện lưu các mẫu XN. Tùy theo quy định lưu với các XN khác nhau có thể là 72h hoặc hơn.
8.27. PXN thực hiện tiêu hủy bệnh phẩm theo đúng quy định  PXN có quy định về việc tiêu hủy bệnh phẩm. Thông thường các mẫu được hấp hủy tại PXN trước khi bàn giao cho đơn vị xử lý rác thải Y tế.

Trên đây là cách thức thực hiện cho 27 tiêu chi về “Quản lý quá trình xét nghiệm”. PXN của bạn đã và đang thực hiện tiêu chí này chưa? Trong quá trình thực hiện có khó khăn gì không? Hãy chia sẻ với chúng tôi nếu cần sự hỗ trợ.

Xem thêm các nội dung về hướng dẫn thực hiện các tiêu chí khác:

  1. Chương I. Tổ chức và Quản trị PXN
  2. Chương II. Tài liệu và hồ sơ
  3. Chương III. Quản lý nhân sự
  4. Chương IV. Dịch vụ và Quản lý khách hàng
  5. Chương V. Quản lý trang thiết bị
  6. Chương VI. Đánh giá nội bộ
  7. Chương VII. Quản lý mua sắm vật tư, hóa chất và sinh phẩm
  8. Chương VIII. Quản lý quá trình xét nghiệm
  9. Chương IX: Quản lý thông tin
  10. Chương X. Xác định sự KPH, hành động KP, HĐPN
  11. Chương XI. Cải tiến liên tục
  12. Chương XII. Cơ sở vật chất và an toàn.

Ngoài ra, để thuận tiện và đơn giản hóa cho các PXN thực hiện hồ sơ “Quá trình trước xét nghiệm”, “Phê duyệt phương pháp xét nghiệm”, “Đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm”, “Sau xét nghiệm”, “Trả kết quả xét nghiệm”, “Công bố kết quả xét nghiệm”. Hiện chúng tôi có Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429“. Trong bộ tài liệu có đầy đủ các quy trình và biểu mẫu như: Quy trình chuẩn bị trước xét nghiệm, quy trình lựa chọn và phê duyệt phương pháp xét nghiệm, quy trình trả kết quả, quy trình tạm dừng trả kết quả xét nghiệm, quy trình đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm, quy trình nội kiểm, quy trình ngoại kiểm, quy trình công bố kết quả xét nghiệm… và đầy đủ các biểu mẫu đi kèm phù hợp để các bạn hoàn thiện bộ các hồ sơ về “Quản lý quá trình xét nghiệm”.

Bên cạnh đó chúng tôi có hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng bộ tài liệu này tại đây: Hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429

Nếu các PXN có nhu cầu sử dụng trọn bộ, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Mọi chi tiết xin liên hệ: 

Cao Văn Tuyến/ 0978.336.115.

Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.

Email: chatluongxetnghiem@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.