“Cơ sở vật chất và an toàn” là nhóm tiêu chí (chương, thành tố) có nhiều nhất về số lượng tiêu chí (27 tiêu chí), tương đương với nhóm tiêu chí về “Quá trình xét nghiệm”. Sở dĩ thành tố này được quan tâm vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của nhân viên trong PXN mà còn ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Nhằm hỗ trợ các PXN thực hiện được đầy đủ các yêu cầu trong 27 tiêu chí về “Cơ sở vật chất và an toàn”. Chủng tôi xin chia sẻ cách thưc hiện và đánh giá cho 27 tiêu chí này như sau:
NỘI DUNG TIÊU CHÍ | CÁCH THỰC HIỆN |
12.1. PXN có đủ diện tích/không gian theo quy định và được phân chia thành các khu vực chức năng riêng biệt | PXN phải có đủ diện tích cho hoạt động. Diện tích phòng cụ thể xem thêm trong các quy định của Bộ Y tế.
Khu vực dịch vụ khách hàng (vd. phòng chờ,
|
12.2. Sổ tay an toàn cập nhật có sẵn tại PXN và dễ dàng tiếp cận được | PXN có xây dựng sổ tay an toàn. Sổ tay an toàn có các bản sao để trong khu vực xét nghiệm để mọi nhân viên có thể dễ dàng tiếp cận. |
12.3. Sổ tay an toàn bao gồm các nội dung: | Sổ tay an toàn cần bao gồm các nội dung sau:
|
a) Thông tin chung của PXN | |
b) Chính sách về an toàn | |
c) Đánh giá nguy cơ | |
d) Quản lý an toàn PXN bao gồm chương trình an toàn PXN, trách nhiệm, nhiệm vụ của nhân viên an toàn, chương trình giám sát an toàn; chương trình đào tạo về an toàn; nội quy PXN. | |
e) An toàn về máu và dịch cơ thể; | |
f) Xử lý chất thải nguy hại; | |
g) Hóa chất/vật liệu nguy hại; | |
h) Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS); | |
i) Trang bị bảo hộ cá nhân; | |
ị) Tiêm phòng; | |
k) Dự phòng sau phơi nhiễm; | |
l) An toàn phòng cháy, chữa cháy; | |
m) An toàn điện. | |
Khu vực văn phòng | |
12.4. PXN có khu vực sinh hoạt cho nhân viên, bao gồm: | PXN cần có khu vực riêng cho sinh hoạt của nhân viên như phòng vệ sinh, nguồn nước uống, khu vực thay đồ, phòng trực…
|
a) Phòng vệ sinh; | |
b) Nguồn nước uống; | |
c) Khu vực thay đồ thông thường, hay bộ bảo hộ lao động cá nhân. | |
Khu vực và tiện nghi lấy mẫu | |
12.5. Có khu vực lấy mẫu bệnh phẩm riêng bao gồm: | PXN phải có khu vực lấy mẫu tách riêng với khu vực xét nghiệm. Khu vực lấy mẫu cần có:
|
a) Khu vực lấy mẫu được trang bị phù hợp đảm bảo sự riêng tư, kín đáo và thoải mái cho khách hàng: | |
b) Phòng vệ sinh; | |
c) PXN có hộp sơ cấp cứu cho nhân viên và khách hàng tại khu vực lấy mẫu. | |
Khu vực thực hiện xét nghiệm | |
12.6. PXN có kiểm soát việc tiếp cận tới khu vực thực hiện xét nghiệm | PXN cần dán các biển báo tại khu vực xét nghiệm
cảnh bảo cho thấy chỉ người có thẩm quyền được ra/ vào PXN
|
12.7. PXN có được trang bị phù hợp cho việc thực hiện xét nghiệm, bao gồm: |
PXN cần được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và điều kiện môi trường như: nguồn điện dự phòng, đèn chiếu sáng, quạt thông gió, nguồn nước, ghế ngồi. Hàng năm PXN phải có hồ sơ lưu về việc kiểm tra độ chiếu sàng, mức thông gió, tiếng ồn. Phần xử lý chất thải phải tuân thủ các quy định của Bộ Y tế.
|
a) Nguồn điện dự phòng; | |
h) Chiếu sáng; | |
c) Thông gió; | |
d) Kiểm soát tiếng ồn; | |
e) Nước; | |
f) Ghế ngồi thực hiện xét nghiệm có chiều cao phù hợp với loại xét nghiệm thực hiện; | |
g) Xử lý chất thải đúng quy định. | |
12.8. PXN có trang bị bảo hộ lao động phù hợp và dễ dàng tiếp cận | PXN cần có các trang thiết bị bảo hộ lao động. Các trang thiết bị này để ở nơi thuận tiện cho nhân viên sử dụng. |
12.9. Các thiết bị an toàn được trang bị đầy đủ và kiểm tra chức năng định kỳ gồm: | PXN cần trang bị các trang thiết bị sau và được kiểm tra chức năng, hiệu chuẩn định kỳ. |
a) Tủ an toàn sinh học; | Tối thiểu 1 năm 1 lần phải hiệu chuẩn tủ ATSH. Định kỳ phải thay thế các bộ phận như màng lọc, đèn tím theo khuyến cáo của hãng. |
b) Ly tâm có nắp đậy; | Máy ly tâm cần có nắp đậy và được hiệu chuẩn hàng năm. |
c) Nơi rửa tay; | PXN cần có các bồn rửa tay cho nhân viên trong PXN. |
d) Dụng cụ rửa mắt/ dung dịch rửa mắt thích hợp; | PXN phải có thiết bị rửa mắt khẩn cấp. |
e) Dụng cụ xử lí mẫu tràn, đổ; | PXN cần có bộ dụng cụ xử lí mẫu tràn đổ. Bộ dụng cụ này được đặt ở nơi thuận tiện sử dụng. |
f) Bộ sơ cứu. | PXN cần có bộ sơ cứu. |
12.10. Quá trình khử nhiễm PXN được thực hiện thường xuyên và ghi chép lại | PXN cần có hồ sơ thực hiện khử nhiễm tại PXN. |
Khu vực lưu trữ | |
12.11. PXN có đủ không gian riêng để lưu trữ các vật liệu sau: | PXN cần có phòng riêng, khu vực hoặc tủ để lưu trữ: |
a) Mẫu bệnh phẩm; | Mẫu nên được lưu trữ trong các tủ bảo quản chuyên dụng (tủ mát hoặc/và tủ âm sâu). |
b) Tài liệu và hồ sơ; | Có phòng/tủ lưu trữ tài liệu/hồ sơ. Các tủ cần có khóa để tránh việc truy cập trái phép. |
c) Thiết bị; | Các thiết bị cần đặt trong các phòng có kiểm soát nhiẹt độ và độ ẩm. Không gian đủ lớn cho hoạt động của các thiết bị. |
d) Sinh phẩm, hóa chất và vật tư. | Cần có kho/tủ lưu trữ hóa chất,vật tư. Phòng cần kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Các tủ bảo quản có nhiệt độ thích hợp và kiểm soát hàng ngày. |
12.12. Điều kiện của khu vực lưu trữ được kiểm soát và đảm bảo tránh nhiễm chéo | Khu vực lưu trữ cần có các biển cảnh báo, có phiếu kiểm soát ra vào. |
12.13. Mẫu bệnh phẩm được lưu trữ tách biệt với sinh phẩm, hóa chất và các sản phẩm huyết học. | Các mẫu bệnh phẩm/hóa chất cần được lưu trữ riêng. |
12.14. Các vật liệu nguy hiểm phải được lưu trữ, bảo quản, sử dụng bảo đảm an toàn theo quy định | Các vật liệu nguy hiểm cần lưu trữ trong các tủ riing, có biển cảnh báo ví dụ: Hóa chất độc, hóa chất dễ cháy nổ, hóa chất ăn mòn… |
Cơ sở làm việc và các điều kiện môi trường | |
12.15. Khu vực làm việc sạch sẽ và được duy trì thường xuyên, có các bảng cảnh báo phù hợp | Khu vực làm việc phải được vệ sinh thường xuyên. Có thể thuê đơn vị vệ sinh độc lập. Tất cả các cửa ra vào phải có biển cảnh báo hạn chế. |
12.16. Dây điện, phích cắm, ổ cắm được bố trí hợp lý và thuận tiện. | Hạn chế tối đã việc sử dụng các ổ cắm kéo dài. Ổ cắm điện nên đặt cách mặt đất ít nhất 0,5m. |
12.17. Có nguồn điện dự phòng bảo đảm cung cấp điện cho các TTB có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. | Các máy xét nghiệm quan trọng: sinh hóa, miẽn dịch, huyết học…. nên có các bộ lưu điện để duy trì hoạt động, đề phòng mất điện lưới. |
12.18. Các TTB được đặt tại vị trí phù hợp (xa nguồn nước, xa khu vực để hóa chất độc hại…). | Các TTB trong phòng XN nên được bố trí hợp lý xa nguồn nước, xa khu vực bảo quản các hóa chất độc hại, ăn mòn… |
Quản lý chất thải | |
12.19. Chất thải nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn được tách riêng. | PXN phải có đầy đủ các loại thùng rác như rác thải sinh hoạt, rác thải y tế (lây nhiễm), rác thải phóng xạ… |
12.20. Chất thải nhiễm khuẩn được xử lý theo đúng quy định như hấp, đốt. |
– Rác thải lây nhiễm cần thải bỏ vào thùng chứa không bị dò rỉ và dán nhãn rõ ràng với biểu tượng nguy hại sinh học. ‐ Dụng cụ sặc nhọn và kim tiêm phải thải bỏ vào thùng đựng vật dụng sắc nhọn. ‐ Cả chất thải lây nhiễm và thùng đựng vật sắc nhọn phải được hấp trước khi thải bỏ để khử nhiễm các vật liệu có khả năng lây. Để phòng tránh thương tích từ tiếp xúc rác thải, rác thải lây nhiễm phải được thiêu hủy, đốt trong hố, hay chôn lấp.
|
12.21. Các hóa chất nguy hiểm/vật liệu nguy hiểm được hủy bỏ /xử lí theo đúng quy định | Các hóa chất nguy hiểm/độc hại cần cần có hồ sơ lưu về nguồn gốc, tính chất, sử dụng, hủy bỏ. |
12.22. Xử lý “vật sắc nhọn” và sử dụng hộp chứa “vật sắc nhọn” một cách hợp lý |
– PXN phải thực hiện thải bỏ các bơm kim tiêm, vật nhọn, hoặc các dụng cụ lấy máu có khả năng lây nhiễm chỉ sử dụng một lần và thải bỏ vào các hộp/ thùng chứa cứng và không đựng quá vạch cho phép. ‐ Với các vật liệu thủy tinh hoặc các vật liệu nhựa bị bở cũng được xử lý như vật liệu sác nhọn và phải được thải bỏ vào hộp/ thùng cứng. ‐ PXN cũng cần có quy định/xác định những vật liệu nào được gọi là vật liệu “sắc nhọn”
|
12.23. Chương trình an toàn của PXN bao gồm an toàn phòng cháy chữa cháy. | – Bình cứu hỏa phải để ở nơi dễ dàng tiếp cận (bình cứu hỏa không bị che khuất hay khóa; kẹp và dấu niêm phong phải nguyên vẹn, vòi phun không bị tắc nghẽn, đồng hồ đo áp lực hiển thị áp suất thích hợp, và không có dấu hiệu bị hư hại) , được kiểm tra định kỳ và ghi hồ sơ sự sẵn sàng sử dụng
‐ Cần phải có bằng chứng hồ sơ cho thấy nhân viên PXN đã được tập huấn về phòng cháy chữa cháy (chứng chỉ PCCC). |
a) PXN có sẵn bình cứu hỏa hoạt động được và thường xuyên được kiểm tra. | |
b) PXN có hệ thống chuông báo cháy và diễn tập chữa cháy định kỳ. | |
An toàn PXN | |
12.24. PXN có kế hoạch và thực hiện kiểm tra an toàn định kỳ | PXN xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn hàng năm. Định kỳ kiểm tra theo kế hoạch và lưu hồ sơ kiểm tra. |
12.25. Việc kiểm tra an toàn được người đã được tập huấn về ATSH thực hiện. | Cán bộ kiểm tra an toàn phải là người đã được tập huấn và có chứng chỉ về ATSH. |
12.26. Các vấn đề phát hiện trong quá trình kiểm tra an toàn được lưu hồ sơ và báo cáo với người có trách nhiệm để xem xét. |
– Kiểm tra an toàn cần được thực hiện tối thiểu 1 năm/lần và các SKPH cần được xem xét và đưa kế hoạch hành động khắc phục với thời gian cụ thể. ‐ Kiểm tra hồ sơ các HĐPH đã được thực hiện xem có phù hợp với kế hoạch và nội dung đề ra.
|
12.27. PXN phân công nhân viên an toàn để giám sát thực hiện chương trình an toàn trong PXN | PXN có quyết định bổ nhiệm/phân công cán bộ phụ trách an toàn. Ngoài quyết định thì trong bản mô tả công việc của nhân viên được giao phụ trách an toàn phải thể hiện rõ trách nhiệm, quyền hạn của nhân viên an toàn. |
Trên đây là cách thức thực hiện cho 27 tiêu chí về “Cơ sở vật chất và an toàn”. PXN của bạn đã và đang thực hiện 27 tiêu chí này chưa? Trong quá trình thực hiện có khó khăn gì không? Hãy chia sẻ với chúng tôi nếu cần sự hỗ trợ.
Xem thêm các nội dung về hướng dẫn thực hiện các tiêu chí khác:
- Chương I. Tổ chức và Quản trị PXN
- Chương II. Tài liệu và hồ sơ
- Chương III. Quản lý nhân sự
- Chương IV. Dịch vụ và Quản lý khách hàng
- Chương V. Quản lý trang thiết bị
- Chương VI. Đánh giá nội bộ
- Chương VII. Quản lý mua sắm vật tư, hóa chất và sinh phẩm
- Chương VIII. Quản lý quá trình xét nghiệm
- Chương IX: Quản lý thông tin
- Chương X. Xác định sự KPH, hành động KP, HĐPN
- Chương XI. Cải tiến liên tục
- Chương XII. Cơ sở vật chất và an toàn.
Ngoài ra, để thuận tiện và đơn giản hóa cho các PXN thực hiện bộ hồ sơ “Cơ sở vật chất và an toàn”. Hiện chúng tôi có “Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429“. Trong bộ tài liệu có đầy đủ các quy trình và biểu mẫu như: Quy trình tiện nghi và điều kiện môi trường, quy trình hướng dẫn an toàn, quy trình đánh giá rủi ro, quy trình đánh giá nguy cơ và trên 12 biểu mẫu… để các bạn hoàn thiện bộ các hồ sơ về “Cơ sở vật chất và an toàn”.
Bên cạnh đó chúng tôi có hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng bộ tài liệu này tại đây: Hướng dẫn sử dụng bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429
Nếu các PXN có nhu cầu sử dụng trọn bộ tài liệu về QLCL theo tiêu chí 2429, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Cao Văn Tuyến/ 0978.336.115.
Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.
Email: chatluongxetnghiem@gmail.com