Có khi nào các bạn tự hỏi nhân viên Quản lý chất lượng và Quản lý kỹ thuật có gì khác nhau không? Vai trò của từng nhân viên trong hệ thống QLCL của khoa xét nghiệm là gì? Nếu các bạn chưa có câu trả lời chính xác và đầy đủ thì cùng chúng tôi xem bài viết dưới đây để rõ hơn.
1. Nhân viên quản lý chất lượng và quản lý kỹ thuật là gì?
Đối với một hệ thống QLCL nói chung và hệ thống QLCL xét nghiệm nói riêng thì 2 chức danh nhân viên này là không thể thiếu.
1.1. Nhân viên quản lý chất lượng: Là người thay mặt cho trưởng khoa điều phối và kiểm soát các hoạt động của hệ thống chất lượng. Trong đó chú trọng tới các hoạt động như xây dựng kế hoạch, nội dung các hoạt động QLCL, tổng kết báo cáo các hoạt động của hệ thống chất lượng, phối hợp triển khai hệ thống QLCL tới các phòng ban khác trong đơn vị…
1.2. Nhân viên quản lý kỹ thuật: Là người thay mặt cho trưởng khoa để giám sát các hoạt động của phòng xét nghiệm về các vấn đề kỹ thuật. Trong đó tập chung vào các nội dung như kiểm soát các quy trình, quá trình trong phòng xét nghiệm tuân thủ theo các SOP (quy trình thao tác chuẩn) đã được ban hành. Kiểm soát các kết quả xét nghiệm, giám sát hoạt động chuyên môn của nhân viên xét nghiệm.
2. Vậy sự khác nhau của 2 nhân viên QLCL và QLKT là gì?
Qua khái niệm ở trên có thể thấy nhân viên QLCL và QLKT có nhiệm vụ khác nhau trong hệ thống QLCL. Cụ thể nhân viên QLCL kiểm soát các yêu cầu về quản lý (trong ISO 15189:2012 là các yêu cầu từ 4.1 đến 4.15) còn nhân viên QLKT kiểm soát các yêu cầu về kỹ thuật (trong ISO 15189:2012 là các yêu cầu từ 5.1 đến 5.10).
Với hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429 thì nhân viên QLCL sẽ kiểm soát các chương 1, 2, 4, 6, 10, 11. Nhân viên quản lý kỹ thuật kiểm soát các chương: 3, 5, 7, 8, 9, 12.
3. Vậy nhiệm vụ cụ thể của nhân viên QLCL và QLKT là gì?
3.1. Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên quản lý chất lượng.
– Tổng hợp, tham mưu cho phụ trách khoa xét nghiệm trong triển khai các nội dung về quản lý chất lượng xét nghiệm.
– Xây dựng kế hoạch và nội dung quản lý chất lượng xét nghiệm của khoa, trình lãnh đạo khoa xét nghiệm xem xét, quyết định để trình lãnh bệnh viện xem xét, phê duyệt.
– Tổ chức thực hiện chương trình nội kiểm và tham gia chương trình ngoại kiểm để theo dõi, giám sát, đánh giá chất lượng công tác xét nghiệm và phát hiện, đề xuất giải pháp can thiệp kịp thời nhằm quản lý những trường hợp sai sót, có nguy cơ sai sót trong các quy trình xét nghiệm.
– Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động khoa xét nghiệm.
– Phối hợp và hỗ trợ các khoa hoặc phòng liên quan khác trong việc triển khai quản lý chất lượng xét nghiệm.
– Tổng kết, báo cáo định kỳ hằng tháng, quý và năm về hoạt động và kết quả quản lý chất lượng xét nghiệm với phụ trách khoa xét nghiệm, trưởng phòng quản lý chất lượng bệnh viện và lãnh đạo bệnh viện.
– Là đầu mối tham mưu để thực hiện các công việc liên quan với các tổ chức đánh giá, cấp chứng nhận phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên quản lý kỹ thuật:
– Giúp Ban lãnh đạo Khoa thực hiện các SOP kỹ thuật, có trách nhiệm về mọi vấn đề trong việc ứng dụng duy trì và cải thiện các kỹ thuật đảm bảo chất lượng.
– Điều hành Hệ thống chất lượng tương thích với các SOP kỹ thuật của từng phòng xét nghiệm.
– Lập kế hoạch, theo dõi bằng cách thực hiện công tác kiểm tra nội bộ và giám sát hệ thống các kỹ thuật của Khoa.
– Giải quyết các kết quả không phù hợp của hệ thống đảm bảo chất lượng của kỹ thuật.
– Kiểm soát và duy trì hệ thống quản lý kỹ thuật.
– Cùng với phụ trách khoa kiểm tra và xem xét việc bảo trì có được thực hiện theo kế hoạch hay không. Nếu không, phải áp dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo những nhiệm vụ đó được thực hiện.
– Theo dõi các kết quả xét nghiệm có được xác nhận và báo cáo rõ ràng trên phiếu yêu cầu xét nghiệm, và thời gian trả kết quả xét nghiệm có đáp ứng yêu cầu không. Nếu không thì phải có các hành động cải tiến. Phải có hành động kết kết quả xét nghiệm không chính xác và có kế hoạch đào tạo lại hoặc thông báo cho Phụ trách Khoa nếu cần.
– Đảm bảo việc xử lý chất thải theo quy trình thích hợp.
Mặc dù 2 nhân viên này có nhiệm vụ khác nhau nhưng trong một hệ thống QLCL 2 nhân viên này không hoạt động độc lập và luôn phối hợp, bổ trợ cho nhau để giúp duy trì tốt nhất hệ thống QLCL của phòng xét nghiệm
Trên đây là sự khác nhau của nhân viên QLCL và QLKT trong phòng xét nghiệm. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu hơn về sự khác nhau cũng như vai trò của thể của từng nhân viên trong hệ thống QLCL. Từ đó giúp việc phân công hoặc thực hiện chức trách nhiệm vụ được đúng đắn hơn. Phòng xét nghiệm của bạn có 2 nhân viên này chưa? Việc thực hiện đã đúng với chức trách nhiệm vụ được giao chưa?
Vai trò của nhân viên QLCL được quy định trong thông tư 01/2013/TT-BYT về hướng dẫn thực hiện hệ thống QLCL tại cơ sở khám chữa bệnh. Còn vai trò của nhân viên quản lý kỹ thuật chưa có văn bản nào quy định cụ thể. Để hỗ trợ các PXN có thể xây dựng đề án vị trí việc làm trong đó quy định cụ thể vai trò của nhân viên QLCL, QLKT, các nhân viên khác chúng tôi có “Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429“ với đầy đủ 5 quyển sổ tay, 35 quy trình quản lý quy trình và khoảng 150 biểu mẫu biểu mẫu để các PXN tham khảo, áp dụng. Ngoài ra chúng tôi cam kết hỗ trợ vận hành 24/24 trong suốt thời gian các PXN sử dụng hệ thống tài liệu này của chúng tôi.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ đào tạo tại cơ sở để hướng dẫn thực hiện 12 chương này. Việc này sẽ giúp các PXN trực quan và thuận tiện hơn trong quá trình xây dựng hệ thống QLCL. Chi tiết tham khảo tại đây: Cung cấp bộ tài liệu và hướng dẫn triển khai tại cơ sở hệ thống QLCL theo 2429
Nếu các PXN có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Cao Văn Tuyến/ 0913.334.212 – 0978.336.115.
Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.
Email: chatluongxetnghiem@gmail.com