Hướng dẫn đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử theo CLSI EP26-A

huong-dan-danh-gia-su-thay-doi-giua-cac-lo-thuoc-thu
5/5 - (7 bình chọn)

Trong 1 bài viết trước về Hướng dẫn đánh giá hiệu năng lô thuốc thử mới cho các xét nghiệm định lượng.  Chúng tôi đã hướng dẫn các bạn về cách đánh giá sự tương đồng giữa 2 lô thuốc thử cho các xét nghiệm định lượng thông qua 2 thuật toán Fisher và Student. Sau khi bài viết đăng tải, đã có rất nhiều bạn đọc quan tâm và trao đổi lại với chúng tôi về vấn đề này. Về cơ bản, phương pháp chúng tôi đã giới thiệu rất khoa học về mặt xác xuất thống kê  và cũng khá dễ làm.

Tuy nhiên, có 1 vấn đề phát sinh đó là số lần phân tích mẫu quá lớn. Số lần phân tích mẫu dao động từ 20-30 lần trên mỗi lô. Điều này sẽ gây khó khăn và tốn kém cho các PXN. Đặc biệt với các xét nghiệm đắt tiền như xét nghiệm miễn dịch. Vậy làm sao để có thể giảm bớt lượng mẫu phân tích mà vẫn đảm bảo đánh giá được sự tương đồng giữa 2 lô thuốc thử. Sau khi nghiên cứu tài liệu từ CLSI, cụ thể là bản hướng dẫn EP 26-A: “User Evaluation of Between-Reagent Lot Variation; Approved Guideline”. Chúng tôi đã xây dựng quy trình Đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử. Bạn đọc quan tâm, hãy theo dõi nội dung chúng tôi trình bày dưới đây (có thể nội dung sẽ khá dài, hãy chú ý đọc kỹ nhé!):

1. Lược đồ thực hiện đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử

luoc-do-danh-gia-thay-doi-lo-thuoc-thu

Đây là lược đồ tóm tắt các bước để đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử. Về cơ bản chúng ta sẽ trải qua các bước:

  • Phân tích mẫu của cùng bệnh nhân trên 2 lô thuốc thử cũ và mới.
  • Tính toán sự khác biệt trung bình giữa 2 lô thuốc thử.
  • So sánh sự khác biệt này với giới hạn chấp nhận/từ chối.
  • Kết luận việc có chấp nhận sử dụng lô thuốc thử mới hay không?

Để thực hiện được chúng ta sẽ đi vào chi tiết các bước sau:

2. Xác định thời điểm thực hiện đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử

– Khi lô thuốc thử cũ gần hết, cán bộ phụ trách máy hoặc người được phân công thực hiện đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử.

– Phải đảm bảo việc thực hiện đánh giá giữa các lô thuốc thử được tiến hành trong cùng 1 khoảng thời gian (trong cùng 1 ngày). Sau khi phân tích trên lô thuốc thử cũ, lắp đặt ngay lô thuốc thử mới và thực hiện đánh giá trên lô thuốc thử mới.

3. Xác định giá trị khác biệt chấp nhận được/ độ chệch giới hạn (CD)

– Phòng xét nghiệm có trách nhiệm xây dựng và quyết định giá trị khác biệt chấp nhận được.

– Tiêu chuẩn xác định giá trị khác biệt chấp nhận được/ độ chệch giới hạn (CD) được căn cứ trên các nguồn sau:

+ Dựa trên các nghiên cứu lâm sàng;

+ Dựa trên ý kiến của các bác sĩ lâm sàng;

+ Dựa trên biến thiên sinh học (CVi, CVg);

+ Dựa trên các khuyến nghị chuyên môn được công bố;

+ Dựa trên mục tiêu do cơ quan chứng nhận đề ra…

Thông thường và đơn giản nhất, chúng ta lựa chọn tiêu chuẩn xác định CD căn cứ trên biến thiên sinh học (CVi). Các CVi tương ứng với từng xét nghiệm được công bố theo tổ chức CLIA tại địa chỉ:

https://www.westgard.com/biodatabase1.htm. Với các xét nghiệm không có CVi công bố, phòng xét nghiệm sẽ dựa trên mục tiêu do cơ quan chứng nhận đề ra (ví dụ chương trình ngoại kiểm). Nhưng thông thường không nên quá 10%.

4. Chuẩn bị mẫu và nồng độ mẫu

– Mẫu sử dụng là mẫu từ bệnh nhân. Với Hóa sinh – miễn dịch sử dụng mẫu huyết thanh/huyết tương. Với tổng phân tích tế bào máu, sử dụng máu toàn phần chống đông bằng EDTA.

– Mẫu được phân tích trong vòng 4h sau khi lấy. Không sử dụng các mẫu lưu trữ. Nếu bắt buộc phải lưu trữ mẫu, bảo quản huyết thanh/huyết tương trong tủ âm sâu.

– Lượng mẫu phải đảm bảo phân tích đủ trên cả lô cũ và lô mới trong nhiều lần. Nếu lượng mẫu từ 1 bệnh nhân là không đủ, có thể dùng mẫu pool từ nhiều người.

– Nồng độ mẫu nên nằm ở ngưỡng quyết định lâm sàng. Nên sử dụng các mẫu có nồng độ tương ứng với nồng độ của mẫu QC. Hóa sinh sử dụng 2 nồng độ mẫu, miễn dịch sử dụng 2-3 nồng độ mẫu, tổng phân tích tế bào máu sử dụng 3 nồng độ mẫu.

5. Xác định số lượng mẫu trên mỗi mức nồng độ và giới hạn từ chối

Để xác định số lượng mẫu trên mỗi mức nồng độ, dựa trên độ chụm của xét nghiệm (S , SWRL) và CD. Cụ thể như sau:

– Xác định Sr = CV độ lặp lại. CV độ lặp lại được lấy từ công bố của NSX hoặc từ kết quả thực hiện phê duyệt phương pháp của PXN.

– Xác định SWRL = CV độ tái lặp. CV độ tái lặp được lấy từ công bố của NSX hoặc từ kết quả thực hiện phê duyệt phương pháp của PXN hoặc kết quả nội kiểm của ít nhất 20 ngày trước đó.

– Xác định CD = 2.77*[CVWRL­2+CVI2]0.5  . CVI căn cứ theo tổ chức CLIA.

– Tính toán các thông số: CD/ Sr và CD/ SWRL­. Dựa trên kết quả này, tra bảng trong phụ lục 1,2 hoặc 3 để xác định số lượng mẫu cần thực hiện X(a,b) và khoảng giới hạn từ chối (0.y *CD). Trong đó:

+ X(a,b): X là số mẫu đánh giá/1 mức; “a” là tỉ lệ dương tính giả (a < 0.05); “b” là độ nhạy của phương pháp (b > 0.9)

+ 0.y * CD: giá trị giới hạn từ chối. Kết quả độ chệch giữa hai lô phải < 0.y*CD.

Ví dụ minh họa:

Xác định sự thay đổi giữa 2 lô thuốc thử A123 và B456 của xét nghiệm Glucose trên máy AU680 có như sau:

Xét nghiệm Nồng độ đánh giá CD (%) Sr (%) SWRL (%) CD/ SWRL Sr/ SWRL
Glucose 5.4 mmol/L 5.6 0.54 0.97 5.8 ≈ 5.5 0.56 ≈ 0.5
12.8 mmol/L 5.6 0.51 1.11 5.0 0.5

 Trong đó: CD được lấy theo CLIA, Sr và SWRL lấy theo nhà sản xuất.

Tra bảng ta có:

Vậy cần chạy lặp lại 1 lần ở mỗi lô thuốc thử (cũ và mới) ở nồng độ 5.4 mmol/L. Khi đó giới hạn từ chối sẽ là 0.6*CD = 0.6*5.6 = 3.36 (%).

Tương tự như vậy với nồng độ 12.8 mmol/L ta có:

Vậy cần chạy lặp lại 2 lần ở mỗi lô thuốc thử (cũ và mới). Khi đó giới hạn từ chối sẽ là 0.6*CD = 0.6*5.6 = 3.36 (%)

6. Các bước thực hiện cụ thể

– Lập kế hoạch đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử theo biểu mẫu Phiếu đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử.

– Phân tích mẫu trên lô thuốc thử cũ. Số lần chạy mẫu theo kế hoạch của biểu mẫu Phiếu đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử.

– Lắp đặt lô thuốc thử mới. Thực hiện hiệu chuẩn lại lô thuốc thử mới. Tiến hành kiểm tra chất lượng (QC) lô thuốc thử mới. Việc thực hiện kiểm tra chất lượng (QC) theo quy trình nội kiểm tra cho từng thiết bị.

– Ghi chép kết quả vào biểu mẫu theo dõi kết quả QC cho từng thiết bị.

– Nếu kết quả QC không đạt, cần tiến hành kiểm tra loại trừ các yếu tố khác (máy móc, chất chuẩn, nhân viên…). Nếu loại trừ hết các yếu tố khác, nguyên nhân QC không đạt là do lô thuốc thử mới: Lấy 01 bộ thuốc thử ngẫu nhiên khác trong lô và kiểm tra lại.

+ Nếu QC đạt có thể là sự hỏng hay biến chất của 01 bộ trong lô. Có thể tiếp tục tiến hành đánh giá lô thuốc thử mới. Bỏ đi bộ thuốc thử hỏng.

+ Nếu QC vẫn không đạt, lô thuốc thử có thể đã biến chất. Không đưa lô thuốc thử mới vào sử dụng. Báo cáo lại cho Phòng vật tư trang thiết bị và công ty cung cấp thuốc thử.

– Phân tích mẫu trên lô thuốc thử mới. Số lần chạy mẫu theo kế hoạch của biểu mẫu: Phiếu đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử.

– Xác định sự khác biệt giữa 2 lô thuốc thử ở từng lần chạy theo công thức:

Trong đó:                      + x1 % là sự khác biệt giữa 2 lô ở lần chạy thứ nhất

+ xL1: kết quả của lô cũ

+ xL2 : kết quả của lô mới

– Xác định sự khác biệt trung bình giữa các lần chạy theo công thức:

Trong đó:                    + xtb là sự khác biệt trung bình giữa các lần chạy.

+ x1: sự khác biệt ở lần chạy thứ nhất.

+ x2: Sự khác biệt ở lần chạy thứ 2.

+ xn: Sự khác biệt ở lần chạy thứ n.

+ n : số lần chạy mẫu.

– So sánh trị tuyệt đối của giá trị khác biệt trung bình giữa các lần chạy với với giới hạn từ chối (0.y * CD)

+ Nếu |xtb| > 0.y * CD: không có sự tương đồng giữa 2 lô thuốc thử, cần tìm nguyên nhân gây ra sự khác biệt. Không được sử dụng lô thuốc thử mới.

+ Nếu |xtb| ≤ 0.y * CD: Có sự tương đồng giữa 2 lô, tuy nhiên cần xem xét thêm kết quả nội kiểm. Nếu kết quả nội kiểm trên lô mới có xu hướng trượt so với lô cũ thì cập nhập lại dải QC. Nếu kết quả QC không bị trượt, chấp nhận hoàn toàn lô mới và đưa vào sử dụng.

– Lưu hồ sơ việc đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử vào biểu mẫu Phiếu đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử.

Phụ lục 1: Số lượng mẫu để tính toán khác biệt trung bình nếu phân tích ở 1 mức nồng độ

Chú ý: Nếu tỷ lệ ( CD / SWRL , Sr / SWRL ) nằm giữa các giá trị trong bảng, chọn giá trị thấp hơn gần nhất.

Phụ lục 1 (tiếp)

Phụ lục 1 (tiếp)

Phụ lục 2: Số lượng mẫu để tính toán khác biệt trung bình nếu phân tích ở 2 mức nồng độ

Chú ý: Nếu tỷ lệ ( CD / SWRL , Sr / SWRL ) nằm giữa các giá trị trong bảng, chọn giá trị thấp hơn gần nhất.

Phụ lục 2 (tiếp)

Phụ lục 2 (tiếp)

Phụ lục 3: Số lượng mẫu để tính toán khác biệt trung bình nếu phân tích ở 3 mức nồng độ

Chú ý: Nếu tỷ lệ ( CD / SWRL , Sr / SWRL ) nằm giữa các giá trị trong bảng, chọn giá trị thấp hơn gần nhất.

Phụ lục 3 (tiếp)

Phụ lục 3 (tiếp)

Phụ lục 3 (tiếp)

Tài liệu tham khảo:

– CLSI. User Evaluation of Between-Reagent Lot Variation; Approved Guideline. CLSI document EP26-A. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute; 2013.

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết của chúng tôi về cách đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử dựa trên tiêu chuẩn CLSI EP 26-A. Phòng xét nghiệm của bạn có thực hiện đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử  không? Nếu có, bạn đang dùng phương pháp nào? Bạn thấy phương pháp này có tốt không? Nếu còn chỗ nào chưa rõ hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Ngoài ra, chúng tôi sẵn sàng cung cấp quy trình đầy đủ cũng như biểu mẫu và bản gốc CLSI EP26-A để thực hiện đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử (đánh giá sự tương đồng giữa 2 lô thuốc thử) . Bạn đọc nếu có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Bên cạnh đó, chúng tôi hiện đang Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 với 3 cuốn sổ tay, 40 quy trình quản lý cùng 150 biểu mẫu (đã bao gồm phần đánh giá sự thay đổi giữa các lô thuốc thử). Đáp ứng đầy đủ 25 yêu cầu trong ISO 15189:2012. Ngoài ra chúng tôi cam kết  sẽ hỗ trợ 24/24 trong suốt thời gian các PXN sử dụng hệ thống tài liệu này của chúng tôi.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Hotline: 0913.334.212 

Cao Văn Tuyến/ 0978.336.115.

Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.

Email: chatluongxetnghiem@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.