Nội kiểm tra là công tác vô cùng quan trọng trong phòng xét nghiệm. Nó đảm bảo tính tin cậy của kết quả mà phòng xét nghiệm đưa ra. Theo quy định thì tất cả các xét nghiệm định lượng, định tính, bán định lượng đều phải thực hiện nội kiểm. Tuy nhiên, nội kiểm các xét nghiệm vi sinh đang là vấn đề gây khó cho hầu hết các phòng xét nghiệm. Phần lớn các xét nghiệm vi sinh là định tính, được thực hiện qua nhiều công đoạn. Việc lựa chọn vật liệu để nội kiểm và cách làm nội kiểm là rất khó khăn. Do đặc thù như vậy, chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc cách thực hiện nội kiểm cho các xét nghiệm vi sinh với từng loại vật liệu ở từng giai đoạn.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách thực hiện nội kiểm cho các vật liệu lấy mẫu và vận chuyển bệnh phẩm.
1. Tăm bông lấy mẫu:
1.1. Tiêu chuẩn chất lượng của tăm bông lấy mẫu:
- Tăm bông được quấn chặt vào que và không bị rã khi thấm nước.
- Đạt độ vô trùng.
1.2. Vật liệu cần chuẩn bị để nội kiểm:
- Tăm bông lấy mẫu
- BHI broth
1.3. Phương pháp kiểm tra
- Chất lượng que tăm bông: Nhúng tăm bông vào BHI broth và đánh đều để xem có bị rã bông hay không.
- Độ vô trùng: Bẻ gãy que để đầu bông nằm trong BHI broth. Nuôi ủ 35 – 37oC / 18 – 24h giờ để xem có vi khuẩn mọc trong môi trường hay không.
2. Lọ/ ống lấy mẫu
2.1. Tiêu chuẩn chất lượng
- Độ kín: lọ / ống phải kín.
- Đạt độ vô trùng.
2.2. Vật liệu cần chuẩn bị để nội kiểm:
- Lọ lấy mẫu vô trùng
- BHI broth
- Nước cất có crystal violet (10mL)
- Giấy thấm
2.3. Phương pháp kiểm tra
– Kiểm tra độ kín:
- Lấy nước cất cho vào lọ / ống và nhỏ vào 1 giọt phẩm màu (crystal violet, carbon fuchsin, methylene blue…).
- Vặn chặt nắp và lắc mạnh.
- Kiểm tra dung dịch có rò rỉ ra ngoài hay không bằng cách lau miệng lọ/ ống với giấy thấm.
– Phương pháp kiểm tra độ vô trùng:
- Lấy môi trường BHI cho vào lọ hoặc ống.
- Vặn chặt nắp, lắc để tráng đều và làm cho môi trường có thể tiếp xúc với toàn bộ lọ / ống.
- Nuôi ủ 35-37oC/18 – 24 giờ để xem có vi sinh mọc trong môi trường hay không.
3. Môi trường vận chuyển
3.1. Tiêu chuẩn chất lượng
- Đạt độ vô trùng.
- Bảo quản được vi sinh đích trong một thời gian.
3.2. Vật liệu cần chuẩn bị để nội kiểm:
- BHI broth
- Cary Blair: Vi khuẩn gây bệnh trong phân với thời gian 48 giờ ở nhiệt độ thường.
- Stuart Amies: Vi khuẩn dễ mọc và khó mọc trong 48 giờ ở nhiệt độ thường.
- NK-Carybac: Vi khuẩn kỵ khí trong 48 giờ ở nhiệt độ thường.
- NK- HP: H. pylori trong 12 giờ ở nhiệt độ thường.
- Nước muối vô trùng
- Chủng S. typhi ATCC 14028
- Chủng S. flexneri ATCC 12022
3.3. Phương pháp kiểm tra
– Kiểm tra độ vô trùng
- Dùng tăm bông vô trùng nhúng vào môi trường chuyên chở.
- Cho tăm bông vào BHI broth và bẻ gãy đầu tăm bông.
- Nuôi ủ BHI broth 35 -37oC / 18 – 24 giờ.
– Phương pháp kiểm tra khả năng bảo quản vi khuẩn đích:
- Pha huyền dịch vi khuẩn kiểm tra trong nước muối sinh lý tương đương 0.5 McF. Pha loãng huyền dịch 1/100 (lấy 30uL cho vào 3mL) để có được huyền dịch 10^5 – 10^6 cfu/mL.
- Nhúng tăm bông vào huyền dịch và cho vào môi trường chuyên chở. Bảo quản 18 – 24 giờ ở nhiệt độ phòng.
- Cấy phân lập trên môi trường chuyên biệt, nuôi ủ ở điều kiện thích hợp và đánh giá khả năng mọc sau khi nuôi ủ.
Môi trường đạt chất lượng khi vi khuẩn kiểm tra mọc tốt trên môi trường phân lập.
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách nội kiểm vật liệu lấy mẫu và vận chuyển bệnh phẩm vi sinh. PXN của bạn có đang thực hiện các phương pháp này không? Hãy chia sẻ với chúng tôi và các bạn đọc khác bằng cách comment phía dưới bài viết này.
Hiện tại, chúng tôi đang Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429 Bộ tài liệu gồm 5 cuốn sổ tay, 35 quy trình quản lý quy trình và khoảng 150 biểu mẫu biểu mẫu, đáp ứng 169 tiêu chí theo quyết định 2429. Bộ tài liệu giúp các PXN nhanh chóng hoàn thiện hệ thống tài liệu QLCL của chính mình để đưa vào áp dụng. Bênh cạnh đó, chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ 24/24 trong suốt thời gian các PXN sử dụng hệ thống tài liệu này của chúng tôi.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ.
Hotline: 0913.334.212
Cao Văn Tuyến/ 0978.336.115.
Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.
Email: chatluongxetnghiem@gmail.com