Yêu cầu bổ sung quy trình sau xét nghiệm theo ISO 15189:2012

5/5 - (3 bình chọn)

Tiếp theo 6 yêu cầu bổ sung về kỹ thuật theo ISO 15189:2012, hôm nay chúng ta tiếp tục xem xét tới yêu cầu bổ sung thứ 7 trong 10 yêu cầu bổ sung về kỹ thuật, đó chính là yêu cầu về quy trình sau xét nghiệm. Trong đó tập chung vào 3 nôi dung chính là kiểm soát chất thải, lưu mẫu và xử lý rác.

1. Chất thải sinh học và kiểm soát an toàn

a) PXN phải thiết lập cảnh báo dựa vào mối nguy hiểm lây nhiễm từ mẫu máu và các dịch thể. Nên viện dẫn các hướng dẫn của tổ chức thẩm quyền liên quan.

b) PXN thực hiện nuôi cấy vi khuẩn lao, nấm, vi rút phải được trang bị tủ an toàn sinh học. Các PXN cần tuân thủ qui định về an toàn sinh học của Bộ Y tế. Tủ an toàn sinh học phải được kiểm tra hàng năm và lưu hồ sơ kiểm tra.

Chú thích: Dịch vụ này thường được thực hiện bởi tổ chức bên ngoài vì cần có thiết bị chuyên dụng. Việc kiểm tra hàng năm phải bao gồm kiểm tra màng lọc, lưu lượng khí. Bộ lọc không cần thiết phải thay hàng năm nhưng không được dùng quá 5 năm.

c) PXN phải tuân thủ theo các yêu cầu cấp độ an toàn sinh học phù hợp. PXN cấp độ 1, 2, 3 do Bộ Y tế đã ban hành.

2. Mẫu lưu

a) Mẫu lưu liên quan đến mẫu đã xét nghiệm hoặc là một phần của mẫu ban đầu mà PXN cần giữ lại để sử dụng trong tương lai trong trường hợp có nghi vấn.

b) Khi có thể, phải lưu mẫu một số mẫu đại diện đủ số lượng cho một giai đoạn nhất định. Mẫu cần phải được đóng kín, dán nhãn nhận biết thích hợp và được lưu giữ dưới điều kiện thích hợp.

3. Xử lý rác thải

a) PXN phải có chính sách và qui trình quản lý rác thải ở tất cả các dạng nước thải lỏng,rắn và khí. Qui trình này phải phù hợp với quy định địa phương và được soát xét hàng năm.

b) Rác thải phải được xử lý đều đặn không vượt quá 1 tuần

c) Pipet, cốc đựng mẫu…không nên rửa và dùng lại

d) Rác thải lây nhiễm phải được đựng trong túi dành cho các rác nguy cơ sinh học để xử lý tại các lò đốt rác được nhà nước phê duyệt thông qua các nhà thầu phụ được cấp phép

e) Mẫu bệnh phẩm lây nhiễm như phân, nước tiểu và dịch cơ thể của bệnh nhân sau khi được xử lý phải được xả vào hệ thống nước thải. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ và biết có thủy ngân trong mẫu thì không được thải ra cống.

f) Chất thải lây nhiễm được đựng trong túi dành cho các rác thải nguy cơ sinh học phải được buộc kín, thu gom tại vị trí quy định để công ty xử lý chất thải có cấp phép vận chuyển đến lò đốt.

Trên đây là 3 yêu cầu bổ sung về kiểm soát chất thải, lưu mẫu và xử lý rác trong quy trình sau xét nghiệm. Đây là 3 yêu cầu mà văn phòng công nhận chất lượng yêu cầu thêm với các phòng xét nghiệm đã, đang và sẽ áp dụng hệ thống ISO 15189:2012.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.