Hỏi đáp nhanh về Six Sigma và ứng dụng trong xét nghiệm (Phần 2)

5/5 - (4 bình chọn)

Tiếp theo Phần 1 hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tiếp Phần 2 serial hỏi đáp về Six Sigma và ứng dụng trong xét nghiệm.

Câu hỏi 11:

Câu hỏi: Cho em hỏi tính Bias trong công thức Sigma lấy trung bình của bao nhiêu %DEV trong năm?

Trả lời: Tối thiểu 3 tháng, cần xem xét đến mức quyết định lâm sàng.

Câu hỏi 12:

Câu hỏi: Thưa chuyên gia, PXN muốn hỏi: trong tính toán Sigma, CV được sử dụng. Thì trong khi tính toán CV, có loại bỏ các điểm vi phạm quy tắc Westgard không? Và loại bỏ những nguyên tắc nào?

Trả lời: Nếu sự cố IQC đã được khắc phục không gây phát sinh sai lỗi của hệ thống XN và kết quả người bệnh thì có thể bỏ các điểm đã phạm luật đi.

Câu hỏi 13:

Câu hỏi: Đối với PXN chưa thực hiện IOS 15189 thì làm Six Sigma được không?

Trả lời: Làm thoải mái, Sigma chỉ là 1 công cụ nhận diện mức chất lượng ở đâu, cần cải tiến không.

Câu hỏi 14:

Câu hỏi: Như ví dụ BS cho %CV=1.8%. Phòng XN sẽ kiểm soát SD theo %CV này. Thực tế tính ra CV% có thế ra nhỏ nhưng với XN Sinh Hóa Miễn Dịch là quá khó để kiểm soát theo CV% này vì SD quá nhỏ. Em phải làm như thế nào. Bằng chứng là em tính ra sigma xn bên em có khi đạt 8 nhưng SD đó không áp dụng được, quá nhỏ ạ?

Trả lời: PXN nên lựa chọn tính giới hạn kiểm soát theo CVr.

Câu hỏi 15:

Câu hỏi: Đối với nội kiểm Huyết học, miễn dịch… rất khó để xác định giới hạn kiểm soát của Lab. Vậy áp dụng thang đo Sigma cùng với giới hạn kiểm soát của nhà sản xuất mẫu nội kiểm thì có được không ạ?

Trả lời: Muốn áp dụng luật Westgard thì PXN cần tính được giới hạn kiểm soát của riêng mình, không dùng giới hạn của NSX vì giới hạn đó không kiểm soát được hết các sai lỗi gắn liền với PXN.

Câu hỏi 16:

Câu hỏi: Xin cho em hỏi bao lâu mình sẽ xác định giá trị Six Sigma của phòng xét nghiệm?

Trả lời: Tối thiểu 3 tháng/lần. Không nên để quá dài vì đôi khi các sai lỗi sẽ bị bỏ sót mà PXN không biết.

Câu hỏi 17:

Câu hỏi: Giá trị Six sigma của một quy trình đo (ppxn) không giống nhau ở các nồng độ chất đo. Vậy khi nếu ở 1 nồng độ giá trị Sigma là 4.5; còn nồng độ khác lại là 6.0 thì quy tắc QC sẽ được áp dụng theo giá trị Sigma của ngưỡng nồng độ nào ạ?

Trả lời: Quyết định theo ngưỡng quyết định lâm sàng.

Câu hỏi 18:

Câu hỏi: Những công cụ hỗ trợ trên trang Westgard như ospect chart hay frequency-calculator có cần tài khoản được cấp mới sử dụng được không? hay là free ạ?

Trả lời: Free nhé bạn.

Câu hỏi 19:

Câu hỏi: Cho em hỏi, khi Six Sigma >=6, tần suất chạy lặp lại QC là có thể sau 1000 mẫu, vậy xin hỏi báo cáo viên có giới hạn về thời gian chạy 24h không hay chỉ dựa vào số lượng mẫu ạ? Ví dụ PXN thực hiện trung bình 1000 mẫu/2 ngày?

Trả lời: Nên áp dụng quy tắc Westgard sigma rule + Runsize cho PXN công suất lớn. Cần kiểm soát được nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả BN theo khuyến cáo CLSI- EP23.

Câu hỏi 20:

Câu hỏi: Khi tính sigma thì giá trị CV% sử dụng giá trị tích lũy tốt hơn hay sử dụng giá trị CV% từng tháng rồi tính trung bình lại ạ?

Trả lời: Cần dùng giá trị CV tích lũy.

Câu hỏi 21:

Câu hỏi: Chuyên gia có thể giải thích kĩ N: số lần thực hiện IQC, R: số khoảng chạy cần xem xét không ạ. N= 4, R= 2 trong sơ đồ Westgard sigma Rules với 2 mức control có là gì ạ?

Trả lời: N là số lần thực hiện QC trong 1 khoảng Phân tích R là số khoảng cần xem xét mỗi lần chạt IQC

Câu hỏi 22:

Câu hỏi: Mình xin hỏi Thời gian cộng dồn để tính Bias hay CV tối đa là bao lâu? ( tối thiểu 3 tháng, vậy tối đa là bao nhiêu?)

Trả lời: Càng bao phủ được các yếu tố ảnh hưởng đến XN trong một khoảng thời gian càng dài thì càng tốt (lưu ý đến các sự kiện thay lot, bảo dưỡng máy, thay nhân viên thực hiện…). Khi PXN có các hoạt động nhằm cải tiến CV và Bias thì nên ngắt khoảng thời gian tính toán để so sánh trước và sau cải tiến.

Câu hỏi 23:

Câu hỏi: Khi thiết lập range phòng xét nghiệm thì các nồng độ QC chạy trong vòng 20 ngày có cần áp dụng qui tắc Westgard hay chỉ cần nằm trong khoảng -2SD +2SD?

Trả lời: Theo khuyến cáo CLSI cần chạy song song 2 lot QC (cũ và mới). Do đó lot mới cần nằm trong khoảng giới hạn của NSX (+/- 2SD) trong quá trình thiết lập SD.

Câu hỏi 24:

Câu hỏi: Tính chỉ số sigma, có quy định là tích lũy dữ liệu để tính Cv% hay Bias trung bình trong 3 tháng hay 6 tháng hay hơn không ạ?

Trả lời: CV tích lũy tối thiểu 3 tháng thì mới phản ánh được các sự kiện gây sai lỗi có thể xảy ra ở PXN: sinh phẩm, hóa chất, bảo dưỡng tháng, bảo dưỡng quý, thao tác kỹ thuật …

Câu hỏi 25:

Câu hỏi: Theo bài trình bày của chuyên gia về Six sigma thì hiện tại chỉ áp dụng được cho nhóm xét nghiệm định lượng thôi? Nhóm xét nghiệm định tính/bán định lượng có áp dụng được Six sigma không ạ?

Trả lời: Sigma -metric áp dụng cho XN định lượng. Nếu muốn áp dụng Six sigma cho XN định tính thì có thể áo dụng theo nguyên tắc Sigma ngắn hạn (Đếm số sai lỗi/ triệu lần thực hiện)

Câu hỏi 26:

Câu hỏi: Tần suất xây dựng giá trị sigma cho mỗi chỉ tiêu xét nghiệm ạ? Và tất cả nồng độ QC của một chỉ tiêu ( ví dụ Hb nồng độ cao, bình thường, thấp) đều phải xây dựng Sigma riêng đúng không ạ? Mình sử dụng bao nhiêu giá trị để tính CV ạ?

Trả lời: Tần suất tính tối thiểu 3 tháng tương đương với khoảng 60 ngày làm việc (60 điểm giá trị IQC để tính CV tích lũy).

Câu hỏi 27:

Câu hỏi: Thầy Phú có thể giải thích lại các tính %bias dựa vào EQA Mean Group không ạ? Ví dụ qua 3 round EQA ứng với 3 tháng, Lab có được 3 giá trị Mean for comparision (trên report EQA) của thông số aPTT, vậy giá trị Mean PXN thì làm thế nào ạ (để có thể áp dụng công thức tính %bias ạ)

Trả lời: Mỗi lần EQA sẽ có 1 kết quả của PXN và của nhóm, vậy tính từng lần rồi lấy trung bình sẽ ra Bias cho 3 tháng đó. Nếu vẫn chưa rõ thì liên hệ chuyên gia để được hướng dẫn.

Câu hỏi 28:

Câu hỏi: Lab có CV% long-term hay between-run (lấy từ QC) và CV% short-term hay within-run. Vậy em chỉ lấy CV% long-term trong 3 tháng để tính Sigma thôi ạ?

Trả lời: Tối thiểu lấy CV Between run trong vòng 3 tháng để tính CV tích lũy, sau đó dùng V tích lũy đó tính điểm Sigma.

Câu hỏi 29:

Câu hỏi: Với xét nghiệm công thức máu trên 1 mẫu nội kiểm chỉ số WBC có sigma trên 6 mình kiểm soát nội kiểm theo Sigma, nhưng chỉ số PLT có Sigma nhỏ hơn 3 thì có thể dùng Westgard multi rule kiểm soát được không? hay đã theo Sigma thì tất cả các chỉ số trên mẫu nội kiểm đó phải theo Sigma?

Trả lời: Mỗi thông số có 1 điểm Sigma khác nhau, không thể lấy quy tắc của “cái lọ” áp dụng cho “cái chai” được ạ 🙂

Câu hỏi 30:

Câu hỏi: Bao lâu phải tính lại Six Sigma?

Trả lời: Tối thiểu 3 tháng, không nên để lâu quá vì có thể bỏ sót lỗi của hệ thống XN, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến kq XN. Cần có kế hoạch kiểm soát chất lượng để đảm bảo lỗi được phát hiện kịp thời

Câu hỏi 31:

Câu hỏi: Trên bảng report EQA của Riqas có cung cấp “Acceptable of performance for RIQAS”. Dùng cái này làm TEa được không ạ?

Trả lời: Có thể lấy, tuy nhiên đây là chương trình đơn lẻ, chưa có sự đồng thuận.

Trích: Question and Answer e-Seminar Six Sigma- Tiếp cận mới trong kiểm soát chất lượng theo ISO 15189.

Mọi vướng mắc chưa rõ cần giải đáp cụ thể, bạn đọc có thể liên hệ:

Chất lượng xét nghiệm – QLAB

Mr. Quang: 0981.109.635

Mr. Tuyến: 0978.336.115

Mr. Chỉnh: 0942.718.801

Email: qlab@chatluongxetnghiem.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.