Hỏi đáp nhanh về Six Sigma và ứng dụng trong xét nghiệm (Phần 1)

5/5 - (3 bình chọn)

Câu hỏi 1:

Câu hỏi: Nội kiểm HH rất hay gặp lỗi hệ thống (10x) do mẫu là tế bào sống. Đặc biệt là khi chạy trên 3 level. Vậy, lỗi từ mẫu IQC như vậy có cách nào hạn chế được không ? (Ngoại trừ cách bảo quản và thực hiện chạy IQC)?

Trả lời: Lỗi 10X có tỷ lệ loại bỏ nhầm cao => Nếu sử dụng IQC đúng theo khuyến cáo của NSX và áp dụng Six Sigma thì có thể loại bỏ được quy tắc này.

Câu hỏi 2:

Câu hỏi: Thầy cô cho em hỏi gặp trường hợp Nội kiểm rất đẹp nhưng ngoại kiểm test ấy vẫn không đạt là bị làm sao và khắc phục cụ thể như thế nào ạ?

Trả lời: Xem lại giới hạn kiểm soát, có thể PXN đang gặp vấn đề về một giá trị Mean/SD chưa phù hợp. Cần xem xét lại TE xem có đạt yêu cầu so với TEa hay không.

Câu hỏi 3:

Câu hỏi: Thưa thầy, Khi IQC ngoài giới hạn kiểm soát thì phải báo cáo với người giám sát để tìm hiểu nguyên nhân khắc phục. Bên cạnh đó mình nên dùng nguyên tắc nào/hoặc phương pháp nào để biện luận kết quả IQC bằng biểu đồ Levey-Jennings ạ? Thầy có thể giải thích thêm giúp em được không? Em cảm ơn ạ?

Trả lời: Nguyên tắc xem xét một kết quả nội kiểm không đạt đó là thực hành những thói quen tốt trong thực hành nội kiểm tra: Xem xét tất cả các yêu tố liên quan bao gồm: Hóa chất, sinh phẩm, người thực hiện kỹ thuật XN, các điều kiện / sự kiện liên quan khác có thể ảnh hưởng tới XN.

Câu hỏi 4:

Câu hỏi: Nếu kết quả QC không đạt thì lưu hồ sơ như thế nào? Hay chỉ ghi hồ sơ kết quả bị vi phạm thôi, có nhập chung vô phần mềm chung với các kết quả QC đạt luôn không ạ. Em xin cám ơn?

Trả lời: Các kết quả không đạt cần được phát hiện, và lưu hồ sơ báo cáo sự không phù hợp PXN. Việc cho vào sẽ thể hiện một hồ sơ chất lượng đầy đủ hơn.

Câu hỏi 5:

Câu hỏi: Nội kiểm nên thực hiện khi nào và tần suất thực hiện như thế nào?

Trả lời: Đối với XN định lượng, thực hiện IQC theo khuyến cáo CLSI C24, thực hiện nội kiểm phải đảm bảo xem xét đến nguy cơ tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến kết quả XN của BN.

Câu hỏi 6:

Câu hỏi: Dạ đối với phòng xét nghiệm có lượng mẫu xét nghiệm nhiều. Thì tần suất thực hiện nội kiểm đối với các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, đông máu, nước tiểu sẽ dựa vào tiêu chí nào để có thể quyết định bao nhiêu mẫu sẽ thực hiện nội kiểm?

Mong Thầy và các anh, chị chia sẻ cách thực hiện nội kiểm với các xét nghiệm định tính (ví dụ test nhanh)?

Trả lời: – Đối với xét nghiệm với số lượng mẫu lớn, PXN có thể áp dụng Westgard sigma rule kết hợp Run size

  • Đối với XN định tính thì cần tuân theo khuyến cáo cho xét nghiệm định tính .

Câu hỏi 7:

Câu hỏi: Chuyên gia cho Mình hỏi TEa được xác định = SD hoặc(%CV) x 3 từ nguồn tài liệu nào ạ ? Xin cám ơn !

Trả lời: Theo đồng tuận Stockholm 1999. Cách này thường áp dụng cho XN ít thực hiện và không có các nguồn tham khảo khác.

Câu hỏi 8:

Câu hỏi: Xin hỏi Chuyên gia: Có rất nhiều nguồn để xác định yêu cầu chất lượng (TEa), và chỉ số sigma thay đổi theo việc chúng ta lựa chọn nguồn TEa. Vậy làm sao để đánh giá nguồn TEa tham khảo là tin cậy và phù hợp với PXN? Xin cảm ơn!

Trả lời: PXN nên lựa chọn TEa đã được công bố bởi các tổ chức uy tín và theo thứ tự ưu tiên theo Đồng thuận Stock holm.

Câu hỏi 9:

Câu hỏi: Em đang làm Six Sigma trong sinh hóa, CV tích lũy sinh hóa quá nhỏ làm giá trị sigma score quá cao. Nhưng thực tế SD từ CV tích lũy đó quá nhỏ không thể kiểm soát được. Vậy em nên tính như thế nào??

Trả lời: PXN cần xem lại các lựa chọn CV và thiết lập giới hạn kiểm soát. Việc Tính SD nên dựa trên CVR (CV refferance).

Câu hỏi 10:

Câu hỏi: Xin hỏi chuyên gia: Trong các các tiếp cận tính toán Six Sigma thường dùng nhất là theo Mean group (EQA) và Chương trình so sánh liên phòng (IQC), tuy nhiên cả 2 cách thức này đều sử dụng vật liệu thương mại, không phải mẫu bệnh nhân, như vậy liệu có phản ảnh được hết những thay đổi KQXN trên mẫu bệnh nhân thực không?

Trả lời: Hiện nay các mẫu EQA và IQC được thiết kế khá sát với các mức quyết định lâm sàng và gần với kết quả người bệnh, do đó ít ảnh hưởng. Việc sử dụng IQC liên phòng là phương pháp real time phản ánh tốt sai lỗi của PXN, trong khi EQA thì không thực hiện được liên tục.

Trích: Question and Answer e-Seminar Six Sigma- Tiếp cận mới trong kiểm soát chất lượng theo ISO 15189.

(Còn tiếp)

Mọi vướng mắc chưa rõ cần giải đáp cụ thể, bạn đọc có thể liên hệ:

Chất lượng xét nghiệm – QLAB

Mr. Quang: 0981.109.635

Mr. Tuyến: 0978.336.115

Mr. Chỉnh: 0942.718.801

Email: qlab@chatluongxetnghiem.com

1 bình luận về “Hỏi đáp nhanh về Six Sigma và ứng dụng trong xét nghiệm (Phần 1)

  1. vân cho biết:

    Em xin hỏi. trong thời gian 3 tháng, PXN của e dùng 2 lot QC 89730 và 89740 của Biorad, trong trường hợp này, tính CVh để tính sigma như thế nào ạ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.