Việc xây dựng được hệ thống QLCL xét nghiệm đã là việc khó khăn với hầu hết các PXN hiện nay. Nhưng việc duy trì vận hành nó còn khó khăn gấp bội. Chúng tôi đã gặp rất nhiều đơn vị khi bắt tay vào làm QLCL thì rất hăng hái. Xây dựng rất nhanh được hệ thống tài liệu ban đầu, cập nhập được một số bộ hồ sơ đơn giản. Tuy nhiên sau đó một thời gian hệ thống QLCL không còn được cập nhật thường xuyên thậm chí là bỏ xó. Đây là thực trạng chung của hầu hết các PXN. Vậy đâu là nguyên nhân? Các PXN cần làm gì để có thể duy trì được hệ thống QLCL hiệu quả nhất? Để giải đáp những câu hỏi này hãy cùng chúng tôi chỉ ra một sốyếu tố quan trọng để góp phần duy trì hệ thống QLCL.
1. Phải có sự kiểm tra, giám sát định kỳ từ trên.
Khi không có chế tài đủ mạnh, có quy định chặt chẽ về việc xây dựng hệ thống QLCL xét nghiệm tại các cơ sở y tế thì các PXN sẽ không chịu bắt tay vào xây dựng. Nhưng khi không có sự kiểm tra, giám sát định kỳ từ cấp trên hay tổ chức công nhận thì các PXN rất dễ bỏ rơi hệ thống QLCL đã xây dựng. Với quyết định 2429 về tiêu chí “Đánh giá mức chất lượng PXN” thì hiện nay bộ Y tế mới tập chung vào khâu đánh giá ban đầu mà chưa có các quy định về đánh giá giám sát lại. Với ISO 15189:2012 thì việc đánh giá giám sát sẽ được thực hiện hàng năm. Có rất nhiều PXN do tâm lý chống đối nên sau khi xây dựng xong hệ thống QLCL xét nghiệm ban đầu đã không còn duy trì vận hành.
2. Lãnh đạo bệnh viện, cơ sở y tế phải ủng hộ việc xây dựng và cam kết duy trì hệ thống QLCL xét nghiệm.
Đây là điều kiện tiên quyết để hệ thống QLCL xét nghiệm được hình thành và duy trì liên tục. Việc xây dựng và duy trì hệ thống QLCL muốn thành công hay không thì vai trò của nhà lãnh đạo cơ sở y tế là then chốt. Việc xây dựng và duy trì một hệ thống QLCL xét nghiệm rất tốn kém. Nếu lãnh đạo không cam kết ủng hộ, không có các chính sách để cung cấp nhân lực và vật lực đầy đủ thì khó mà xây dựng và duy trì. Là nhà lãnh đạo trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống QLCL xét nghiệm. Nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý mà hơn hết nó chính là thương hiệu của cơ sở. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt và cơ chế tự chủ, nếu không giữ và phát triển được thương hiệu thì khó mà tồn tại.
3. Vai trò của lãnh đạo PXN?
Là người trực tiếp điều hành hoạt động QLCL của PXN, người lãnh đạo PXN trước hết cần nắm rõ nhất về nội dung của hệ thống QLCL mà PXN mình triển khai. Phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, những khó khăn trong chính PXN. Từ đó mới có các đề xuất với lãnh đạo cấp trên hay chỉ đạo nhân viên vận hành hệ thống QLCL. Nếu lãnh đạo PXN mà không hiểu về QLCL thì sẽ không thể chỉ đạo nhân viên làm đúng. Bên cạnh đó lãnh đạo PXN cũng cần xây dựng các chế tài khen thưởng, kỷ luật khi nhân viên làm tốt hoặc không làm tốt việc duy trì hệ thống QLCL. Sẵn sàng khen thưởng động viên anh em khi anh em làm tốt và cũng sẵn sàng áp dụng các biện pháp kỷ luật khi nhân viên không làm hoặc làm chống đối.
4. Vai trò của ban QLCL trong PXN.
Ban quản lý chất lượng hay nhóm (tổ) quản lý chất lượng đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng và duy trì hệ thống QLCL. Ban này gồm Quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật, nhân viên an toàn, trưởng các nhóm… Ban này có trách nhiệm xây dựng, phân công xây dựng và giám sát việc duy trì hệ thống QLCL. Những thành viên trong ban phải là những người năm rất chắc về hệ thống QLCL cũng như chuyên môn để có thể hỗ trợ, kiểm tra, giám sát nhân viên.
5. Vai trò của nhân viên trong PXN.
Việc xây dựng và duy trì hệ thống QLCL cần có sự tham gia của tất cả nhân viên trong khoa. Nó không phải là công việc của trưởng khoa, ban quản lý chất lượng và phải là công việc chung. Tất cả mọi người cùng tham gia xây dựng và duy trì. Muốn các nhân viên trong khoa xây dựng và vận hành, duy trì được hệ thống QLCL thì trước hết phải cho họ thấy tầm quan trọng của việc xây dựng và duy trì hệ thống QLCL. Bên cạnh đó phải thực hiện đào tạo để tất cả nhân viên cùng hiểu về hệ thống và biết cách vận hành. Nếu họ không hiểu thì sẽ không thể làm được chú đừng nói đến làm đúng. Hiện tại chúng tôi có tổ chức các khóa đào tạo tại cơ sở để giúp tất cả các nhân viên cùng hiểu và vận hành được hệ thống QLCL. Chi tiết các khóa đào tạo tham khảo tại đây:
Cung cấp các khóa đào tạo tại cơ sở về hệ thống QLCL theo bộ tiêu chí 2429
6. Có hệ thống tài liệu đủ tốt.
Muốn vận hành được hệ thống QLCL thì trước hết cần xây dựng được hệ thống tài liệu đủ tốt. Các tài liệu cần đầy đủ, dễ hiểu và đặc biệt phải rõ ràng. Khi mọi quy trình biểu mẫu rõ ràng thì các nhân viên sẽ dễ dàng hơn trong việc áp dụng. Việc xây dựng tài liệu có thể dựa trên ISO 15189 hoặc các yêu cầu trong bộ tiêu chí 2429. Để hỗ trợ các PXN xây dựng được 1 bộ tài liệu đầy đủ, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chí 2429 chúng tôi có cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo 2429 với 5 cuốn sổ tay, 35 quy trình quản lý và khoảng 135 biểu mẫu. Với bộ tài liệu này các PXN sẽ vô cùng thuận tiện trong việc xây dựng và duy trì hệ thống QLCL. Chi tiết về bộ tài liệu của chúng tôi tham khảo tại đây:
Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429
Trên đây là 6 yếu tố quan trọng để có thể xây dựng và duy trì được hệ thống QLCL xét nghiệm cho các PXN. Các PXN có khó khăn gì trong quá trình vận hành hệ thống QLCL không? Hãy chia sẻ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Ở phần sau chúng tôi sẽ trình bày chi tiết các bước để vận hành hiệu quả hệ thống QLCL xét nghiệm. Hy vọng bạn đọc sẽ ủng hộ.
Mọi thông tin chi tiết về các khóa đào tạo hay cung cấp bộ tài liệu xin liên hệ trực tiếp:
Cao Văn Tuyến: 0913.334.212 hoặc 0978.336.115.
Nguyễn Văn Quang: 0981.109.635.
Email: chatluongxetnghiem@gmail.com