Hướng dẫn tính toán Chỉ số chất lượng Tổng sai số (Total Error – TE)

4.6/5 - (12 bình chọn)

Tổng sai số (Total Error – TE) là tổng lỗi (dao động) của phòng xét nghiệm so với giá trị thực.

SE: Sai số hệ thống (Systematic Error)

RE: Sai số ngẫu nhiên (Random Error)

True Value: Giá trị đích.

Bias: Độ chệch.

Sai số toàn bộ cho phép (Total allowable error – TEa): xác định sự biến thiên tối đa có thể chấp nhận được của một kết quả xét nghiệm so với giá trị đúng (true value), là sai số có thể chấp nhận được mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa lâm sàng của kết quả xét nghiệm.

TEa là đại lượng thống kê:

  • Đặc trưng cho từng xét nghiệm.
  • Định nghĩa cho khoảng giới hạn cho phép cho xét nghiệm.

Có nhiều nguồn để lựa chọn giá trị TEa cho mỗi phương pháp:

  1. Ngưỡng quyết định lâm sàng.
  2. Thay đổi sinh học. (http://www.westgard.com/biodatabase.htm). Hạn chế của nguồn tham khảo này là có thể không thực tế ở nồng độ thấp.
  3. Hướng dẫn xét nghiệm độ thành thạo: Các chỉ tiêu được cung cấp bởi các tổ chức thực hiện đánh giá độ thành thạo (chương trình ngoại kiểm) giúp xác định khoảng chấp nhận. (http://www.westgard.com/clia.htm). Khuyến cáo nên sự dụng nguồn từ chương trình ngoại kiểm http://www.westgard.com/clia.htm
  1. Kết quả ngoại kiểm: Sử dụng giá trị trung vị của nhóm theo %CV x 3. Hạn chế có thể biến động tùy theo thiết bị hoặc nhóm so sánh.
  2. Quy tắc Tonk: [(khảng tham chiếu)/4/trung bình của khoảng]*100%
  • Khi TE < TEA đây là 1 tiêu chí chất lượng quan trọng trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm. Giá trị TE cho chúng ta biết khoảng cách từ kết quả của PXN so với giá trị thực. Khi hệ thống thay đổi thì TE cũng thay đổi.

Tính toán tổng sai số Phòng xét nghiệm (TE) giám sát hệ thống xét nghiệm theo tháng, cùng với việc so sánh với sai số tối đa TEA (CLIA) của xét nghiệm đó để:

  1. Đánh giá phương pháp: Khi tổng sai số TE của xét nghiệm luôn lớn hơn TEA ở nhiều tháng theo dõi PXN nên thay đổi phương pháp xét nghiệm.
  2. Kiểm tra việc hiệu chuẩn: Khi hiệu chuẩn không đạt dẫn đến giá trị trung bình lệch so với giá trị thực làm tăng sai số ngẫu nhiên gây tăng tổng sai số của xét nghiệm.
  3. Đánh giá xem lô hóa chất có đạt hay không: Khi thay đổi lô cùng với việc tổng sai số lớn định hướng cho nhân viên về chất lượng lô hóa chất đang sử dụng.
  4. Đánh giá sự thay đổi của hệ thống phân tích: Khi PXN thay đổi hệ thống phân tích việc tính toán tổng sai số sẽ giúp PXN so sánh các thiết bị với nhau.
  5. Xác định giới hạn thay đổi cần phát hiện được: Tổng sai số tối đa cho xét nghiệm cho phép PXN tính toán khoảng giá trị mà ở đó chúng ta sẽ phát hiện được các lỗi.
  6. Chọn quy luật QC thích hợp: Khi TE càng nhỏ thì kết quả xét nghiệm càng gần với giá trị thực các PXN chỉ cần chọn các đơn quy luật Westgard để áp dụng.

Hướng dẫn tính tổng sai số xét nghiệm – Total Error (TE)

1. Xác định độ lệch (Bias): Bias =­ X –  True Value

  • True Value: là giá trị thực (giá trị đích) của xét nghiệm.
  • X: Là giá trị trung bình của các kết quả nội kiểm

2. Xác định sai số tổng (TE): TE = |Bias| + Z*SD = |Bias| + 1.65*SD

  • Z = 1.65 tương ứng với 95% quần thể dữ liệu.
  • SD: Độ lệch chuẩn của các kết quả nội kểm tra.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tính toán tổng sai số xét nghiệm bạn có thể tham khảo giải pháp phần nội kiểm đã tích hợp tính toán tự động chỉ số Tổng sai số tối đa – Total Error (TE)

Để sử dụng phần mềm bạn liên hệ qua số: Mr. Quang 0981.109.635 or Mr. Tuyến: 0978336115
Email: chatluongxetnghiem@gmail.com

Hình ảnh phần mềm nội kiểm xét nghiệm – tính toán tự động Tổng sai số phòng xét nghiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.