Quy tắc Westgard-QC phát hiện sai số trong xét nghiệm

5/5 - (4 bình chọn)

Bài viết trước mình đã giới thiệu bài Biểu đồ Levey-Jennings. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về sự ra đời và mục đính ứng dụng của các Quy tắc Westgard trong Y khoa.

Tiến sĩ Westgard là đồng sáng lập và giám đốc trong Westgard QC, Inc., một doanh nghiệp nhỏ cung cấp các công cụ, công nghệ và đào tạo về quản lý chất lượng phòng thí nghiệm.Ông bắt đầu sự nghiệp của mình tại Đại học Washington là một nhà hóa học lâm sàng và các chức danh trong quá khứ như là Giám đốc của Hóa học lâm sàng, Phó Giám đốc Hành chính phòng thí nghiệm, và Phó Giám đốc cho chất lượng.

Quan tâm của ông trong việc kiểm soát chất lượng bắt đầu từ năm 1976-1977 khi ông về nghỉ phép tại Đại học Uppsala ở Thụy Điển, nơi ông làm việc với Giáo sư Carl Henric deVerdier và tiến sĩ Torgny Groth và Torsten Aronsson,  việc này đã dẫn đến hình thành các quy tắc kiểm soát chất lượng và hiện nay là “Quy tắc Westgard “.

Sten Westgard là Giám đốc Dịch vụ Khách hàng và Công nghệ của Westgard QC.Sten là một giảng viên trợ giảng tại Bệnh viện Trường Mayo Khoa học Sức khỏe ở Rochester, Minnesota.

Năm 1981, James Westgard đã công bố trên tạp trí Hóa sinh lâm sàng một đề tài về kiểm tra chất lượng phòng xét nghiệm, ông đưa ra các quy tắc để đánh giá kết quả phân tích trong phòng xét nghiệm y khoa dựa trên biểu đồ kiểm soát chất lượng-Levey Jennings

Các quy tắc Westgard được xây dựng dựa trên phương pháp thống kê giúp phát hiện những trường hợp sai số ngẫu nhiên hoặc sai số hệ thống. Áp dụng các quy tắc này để biết các kết quả nội kiểm có nằm trong khoảng giới hạn cho phép hay không. Sau đây hai bài viết chi tiết về các quy tắc Westgard đưa ra được áp dụng trong phòng xét nghiệm y khoa.

Xem thêm:

1- Những quy tắc Westgard cơ bản dùng trong kiểm tra chất lượng xét nghiệm

2- Những quy tắc Westgard nâng cao dùng trong kiểm tra chất lượng xét nghiệm

 

Hình ảnh giao diện Westgard trên phần mềm nội kiểm chất lượng xét nghiệm – IQC 4.0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.