Phòng xét nghiệm chuyển gửi là gì?

pxn-tham-chieu
Đánh giá bài viết

Nếu PXN của bạn đang xây dựng hệ thống QLCL theo yêu cầu của 2429 sẽ có tiêu chí nói về phòng xét nghiệm chuyển gửi (tiêu chí 4.5)? Vậy phòng xét nghiệm chuyển gửi là gì?

Phòng xét nghiệm chuyển gửi hay còn có các tên gọi khác là phòng xét nghiệm bên ngoài (ISO 15189), phòng xét nghiệm tham chiếu… Đây là tên gọi chung cho PXN bên ngoài  bên ngoài PXN của bạn nơi mẫu được PXN của bạn gửi đến để xét nghiệm. 

Lý do để gửi mẫu đến PXN bên ngoài là do: PXN của bạn không thực hiện được xét nghiệm đó, PXN của bạn bị tạm dừng xét nghiệm đó do lỗi thiết bị hay thiếu hóa chất, PXN của bạn muốn kiểm tra lại kết quả xét nghiệm của mình… Nói chung là có nhiều nguyên nhân để PXN của bạn phải gửi mẫu đến các PXN bên ngoài.

Để có thể lựa chọn các PXN bên ngoài làm nơi gửi mẫu. Bạn cần tuân thủ các bước sau:

1. Lựa chọn PXN tham chiếu/bên ngoài

– Trưởng Khoa/QLKT lựa chọn và lập danh sách PXN tham chiếu/bên ngoài.

– QLKT lập danh mục các chỉ tiêu xét nghiệm cần sử dụng PXN tham chiếu/bên ngoài.

–  Lựa chọn PXN tham chiếu/bên ngoài dựa trên các tiêu chí sau:

+ Có tính pháp lý rõ ràng.

+ Có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 15189 hoặc tương đương.

+ Được các tổ chức uy tín đề xuất.

+ Có khả năng đáp ứng được các yêu cầu về thiết bị, hóa chất, sinh phẩm, điều kiện tiện nghi môi trường.

+ Nguồn nhân lực: Nhân viên có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn đáp ứng các yêu cầu thực hiện các chỉ tiêu xét nghiệm.

+ Thời gian trả kết quả.

+ Có chương trình đảm bảo chất lượng xét nghiệm (kết quả QC và EQA phù hợp).

+ Thuận tiện trong thanh toán và giá thành xét nghiệm hợp lý.

2. Đánh giá/phê duyệt PXN tham chiếu/bên ngoài

–  QLKT đánh giá PXN tham chiếu/bên ngoài dựa trên các tiêu chí đặt ra trước đó.

– Trưởng Khoa phê duyệt danh sách PXN tham chiếu/bên ngoài cho từng chỉ tiêu xét nghiệm.

– Hàng năm QLKT sẽ cập nhật/đánh giá tình trạng của PXN tham chiếu/bên ngoài (ví dụ xem các chỉ tiêu còn hiệu lực công nhận ISO với các PXN đạt ISO; xem xét báo cáo nội kiểm, ngoại kiểm với các PXN bên ngoài mà chưa đạt ISO).

3. Sử dụng PXN tham chiếu/bên ngoài

– PXN sẽ sử dụng PXN tham chiếu/bên ngoài khi muốn khẳng định, đối chiếu kết quả xét nghiệm hoặc khi không đáp ứng được yêu cầu xét nghiệm.

– Phải thông báo và được sự đồng ý của khách hàng khi muốn sử dụng PXN tham chiếu/bên ngoài. Thoả thuận đồng ý sử dụng PXN tham chiếu/bên ngoài có thể là trực tiếp trên phiếu yêu cầu xét nghiệm hoặc gián tiếp như điện thoại, thư điện tử.

– QLKT sẽ báo cáo với Lãnh đạo Khoa/ Bệnh viện để liên hệ với PXN tham chiếu/bên ngoài và đóng gói, vận chuyển mẫu bệnh phẩm theo đúng yêu cầu quy định trong nước và quốc tế về vận chuyển mẫu bệnh phẩm. Lưu danh sách các mẫu gửi đến PXN tham chiếu/bên ngoài.

– Phải có dấu hiệu nhận biết  xét nghiệm  được thực hiện bởi PXN tham chiếu/bên ngoài vào phiếu trả kết quả xét nghiệm của khách hàng.

– Kết quả xét nghiệm của PXN tham chiếu/bên ngoài sẽ được Khoa lưu giữ và xem xét theo quy trình.

Để tuân thủ những quy định này PXN cần có  quy trình quản lý PXN tham chiếu/bên ngoài. Đặc biệt phải có các biểu mẫu như Danh sách PXN tham chiếu, Phiếu đánh giá PXN, Phiếu giao nhận bệnh phẩm PXN tham chiếu để thiết lập bộ hồ sơ về PXN tham chiếu.

Hiện tại chúng tôi có  “Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429“. Trong bộ tài liệu có quy trình và các biểu mẫu cũng như hướng dẫn để thực hiện Hồ sơ PXN tham chiếu/bên ngoài. Nếu các PXN có nhu cầu sử dụng bộ tài liệu này của chúng tôi vui lòng liên hệ trực tiếp:

Cao Văn Tuyến/ 0913.334.212 hoặc 0978.336.115.

Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.

Email: chatluongxetnghiem@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.