Đầu tư hệ thống Thiết bị phòng xét nghiệm Sinh học phân tử

5/5 - (4 bình chọn)

Đầu tư hệ thống Thiết bị phòng xét nghiệm Sinh học phân tử chi phí dự kiến khoảng 1,5 – 2 tỷ. Thông thường một lab sinh học phân tử được chia thành 3 phòng riêng biệt.

1. Phòng chuẩn bị hóa chất( duy trì áp suất trong phòng cao hơn áp suất môi trường bên ngoài để tránh tạp nhiễm từ các nguồn bên ngoài phòng).
2. Phòng chuẩn bị mẫu (duy trì áp suất trong phòng thấp hơn áp suất bên ngoài phòng để giữ các DNA template bên trong phòng)
3. Phòng khuếch đại và phát hiện sản phẩm( duy trì áp suất trong phòng thấp hơn môi trường bên ngoài để giữ các DNA được khuếch đại bên trong phòng).
Lưu ý: Tuân thủ quy tắc một chiều trong lab sinh học phân tử để giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm chéo.

Danh mục thiết bị phòng thí nghiệm Sinh học phân tử:

1.Máy Realtime PCR
Hệ thống mở, có thể sử dụng với nhiều loại kit thương mại khác nhau.
Phù hợp cho mục đích ứng dụng trong bệnh viện
Nên chọn loại máy có chứng nhận CE-IVD của nhà sản xuất Mỹ hoặc Đức
Đây là hệ thống trung tâm của phòng xét nghiệm.
Ứng dụng:

Realtime RT-PCR trong xét nghiệm SARS-CoV2 (Covid 19)
Đếm tải lượng vi rút HBV, HCV, HIV.
Phát hiện các căn nguyên truyền nhiễm như Lao, HPV, lậu, Chlamydia, CMV, HSV, EV, EV71, Dengue…
Xét nghiệm gene ung thư phục phụ điều trị hướng đích: BRAF, KRAS, EGFR..
Ngoài ra có thể ứng dụng phát hiện các đột biến kháng thuốc, đột biến gene có vai trò trong tiên lượng và điều trị đích các bệnh ung thư.
2. Máy tách chiết DNA/RNA Tự động
Mục đích giảm thao tác thủ công, tránh sai sót do con người
3.Tủ an toàn sinh học cấp II
Dùng cho thao tác tách chiết DNA nhằm bảo vệ con người cách ly với tác căn nguyên ngây bệnh.
Tạo môi trường thao tác cách ly với bên ngoài tránh sự nhiễm DNA từ bên ngoài.
4.Tủ thao tác PCR
Sử dụng tiến hành Mix phản ứng PCR, tránh nhiễm DNA bên ngoài.
5. Máy ly tâm
Phân tách các pha khác nhau trong dung dịch
Thiết bị phụ trợ cho quá trình tách chiết ADN.
Với quy trình tác chiết phổ biến hiện nay yêu cầu 10,000 xg đến 12,000 xg
6. Máy ủ nhiệt khô
Hỗ trợ quá trình phân giải tế bào trong tách chiết AND, làm khô tủa.
Hầu hết các quy trình tách chiết ADN hiện nay đều yêu cầu buớc ủ nhiệt.
7.Máy vortex
Dùng cho phòng tách chiết dùng cho trộn mẫu, hỗ trợ phá vỡ tế bào trong bước tách chiết ADN. Dùng cho khâu phối trộn hóa chất trong phòng mix PCR.
8.Micropipette.
Pipette một kênh điều chỉnh thể tích. 1 bộ gồm 3 chiếc:
Pipette 0.5 – 10µl; 10 -100 µl, 100 – 1000 µl.
1 bộ dùng cho quá trìnht tách chiết, 1 bộ dùng cho mix hóa chất PCR, 1 bộ dùng cho khu vực sau PCR (nếu PXN có thêm phòng điện di, lai phân tử).
9. Tủ đông sâu -86oC
Bảo quản mẫu bệnh phẩm và hóa chất
Tủ -20oC: Giữ mẫu gốc, DNA sau khi đã tách chiết
10.Tủ lạnh thông thường
Bảo quản hóa chất yêu cầu nhiệt độ 2 – 8oC và bảo quản hóa chất đông lạnh với số lượng nhỏ.
11. Máy spindown
Kéo các hóa chất khi được đảo trộn đều xuống dưới, tránh khả năng lây nhiễm ra ngoài.

Nếu bạn cần trợ xây dựng hệ thống phòng xét nghiệm sinh học phân tử phù hợp với ngân sách và quy mô phòng xét nghiệm. Chúng tôi sẽ trợ giúp bạn

Mọi chi tiết xin liên hệ QLAB:

Mr. Quang: 0981.109.635 or Mr. Tuyến: 0978.336.115

Email: chatluongxetnghiem@gmail.com

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.