Một hệ thống chất lượng theo ISO 15189 hay tiêu chí 2429 đều được tạo thành bởi nhiều thành tố chất lượng, muốn vận hành duy trì tốt hệ thống chất lượng chúng ta cần thực hiện tốt tất cả các thành tố này. Ở bài này chúng ta cùng tìm hiểu 12 thành tố chất lượng xét nghiệm.
12 THÀNH TỐ THAM GIA VÀ QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM
1. Tổ chức hệ thống quản lý chất lượng: nhằm mục đích có thể giám sát được chất lượng, quản lý được các tài liệu, hồ sơ, triển khai được hiệu quả công tác tự kiểm tra, đánh giá được sự hài lòng của khách hàng,…
2. Thành tố nhân sự rất đặc biệt, khó kiểm soát nếu không có ý thức tự giác, thành tố này tham gia với tính chất quyết định đối với chất lượng
3. Thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác xét nghiệm cần phải đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng và được hiệu chuẩn, kiểm tra chất lượng định kỳ
4. Sản phẩm phục vụ cho công tác y tế như máy móc, hóa chất, vật tư, thuốc,… góp phần tạo nên chất lượng trong chẩn đoán, điều trị. Vì vậy, việc tồn kho và bảo quản các sản phẩm này cũng góp phần rất lớn vào chất lượng.
5. Kiểm soát quá trình: ba giai đoạn (trước, trong, sau xét nghiệm), để cho ra sản phẩm cuối cùng (kết quả tin cậy) |
6. Quản lý thông tin: lưu trữ, chia sẻ , tổng hợp và truy cứu thông tin bệnh nhân, đây cũng là cơ sở pháp lý phục vụ cho việc đánh giá, kết luận của cơ quan chức năng khi xảy ra sự cố.
7. Tài liệu và hồ sơ là bằng chứng khẳng định sản phẩm đã được thực hiện và kiểm soát chất lượng. Trong hệ thống quản lý chất lượng, các tài liệu, hồ sơ được phân thành ba cấp độ cơ bản, bao gồm: |
8. Trong quản lý chất lượng, một hệ thống cho dù hoàn hảo đến đâu thì cũng sẽ tiềm ẩn (sự không phù hợp), việc ghi nhận sự không phù hợp là cơ hội tốt nhất để khắc phục và hoàn chỉnh hệ thống. Vì vậy, cần phải xây dựng văn hóa và cách thức để tất cả nhân viên có thể báo cáo sự không phù hợp: |
9. Đánh giá: Hệ thống quản lý chất lượng có nhiệm vụ dự phòng các lỗi hoặc sự không phù hợp. Triển khai các quá trình theo dõi, đo lường, phân tích nhằm chứng tỏ sự phù hợp của sản phẩm đối với các yêu cầu chất lượng.
Đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm. Ghi nhận sự không hài lòng, lý do không hài lòng.
Tiến hành các hoạt động đánh giá nội bộ, đánh giá từ bên ngoài (các đoàn kiểm tra, ngoại kiểm,…) để phát hiện sự không phù hợp trước khi nó xảy ra.
10.Nhu cầu của khách hang sẽ thay đổi, vì vậy muốn dịch vụ luôn thỏa mãn nhu cầu thì phải thường xuyên quan tâm đến cải tiến liên tục.
-Thực hiện thông qua các chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
-Cần phải sử dụng các dữ liệu có được từ việc phân tích đánh giá sự hài lòng của khách hàng (bệnh nhân), kết quả phát hiện sự không phù hợp (lỗi), hành động khắc phục phòng ngừa, kết hợp với sự xem xét của lãnh đạo.
11. Với khái niệm chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng, cần phải xem xét sản phẩm (kết quả xét nghiệm) tạo ra có đáp ứng nhu cầu bác sĩ, bệnh nhân không. Vì vậy, chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng phải lấy khách hàng (bác sĩ, bệnh nhân) làm trung tâm để làm định hướng xây dựng, đồng thời phải có quy trình xử lý các khiếu nại của khách hàng.
12. Sẽ vô cùng khó khăn đạt được chất lượng nếu kết quả xét nghiệm được cung cấp từ một phòng xét nghiệm có cơ sở vật chất không đạt yêu cầu, không đảm bảo an toàn |
.