QUANGLAB-IQC là một phần mềm được thiết kế nhằm kiểm soát chất lượng nội kiểm tra trong các phòng Xét nghiệm y học khoa học và hiệu quả.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng của các khách hàng tác giả Phần mềm cập nhật một số tính năng mới.
Phần mềm vẽ, lưu lại các biểu đồ Levey Jennings, lưu trữ dữ liệu và tính toán vi phạm các quy tắc Westgard, tổng sai số, thang Six sigma. Nhân viên phòng xét nghiệm có thể đơn giản truy cập vào các chức năng chính phần mềm được mà không cần đào tạo. Số lượng các chất phân tích là không giới hạn. Tạo thuận lợi cho việc tuân thủ quy định về tiêu chí chất lượng Xét nghiệm. Các tính năng bao gồm:
- Lưu trữ dữ liệu QC không giới hạn, sao lưu dữ liệu định kỳ.
- Quản lý lô QC: Cảnh báo được thông báo khi lô kiểm soát đạt đến hạn sử dụng, giảm nguy cơ sử dụng vật liệu đã hết. Bất cứ khi nào số lượng vật liệu kiểm soát thay đổi, dữ liệu từ lô hàng trước được lưu trữ và các biểu đồ kiểm soát của tất cả các chất phân tích có liên quan được khởi động lại đồng thời.
- Tính toán tự động các đại lượng thống kê như Mean, SD, CV% giúp đánh giá độ chính xác và độ tập trung.
- Tự động tạo biểu đồ kiểm soát chất lượng-biểu đồ Levey jennings: giúp xác định nhanh các xu hướng của kết quả nội kiểm tra, giúp đáp ứng các yêu cầu về quy định, cải thiện khả năng phát hiện lỗi, giảm bớt sự từ chối và đảm bảo kết quả bệnh nhân chính xác.
- Áp dụng đa quy tắc Westgard để cảnh báo/ từ chối các kết quả nội kiểm tra.
- Xác định, phân loại sai số và đưa ra các biện pháp khắc phục giúp tăng tốc xử lý sự cố, tiết kiệm chi phí cho việc xử lý sự cố không phù hợp, giảm thiểu các xét nghiệm lặp lại đắt tiền.
- Tích hợp hệ thống đánh giá chỉ số chất lượng: Tổng sai số TE, thang Six Sigma.
- Cải thiện hiệu suất kết quả ngoại kiểm tra (EQA) bằng cách khắc phục, loại bỏ các sai số.
Được thiết kế để làm giảm đáng kể thời gian phân tích dữ liệu, các tính năng rất tiện lợi và thân thiện với người sử dụng có nghĩa là hành động khắc phục có thể được thực hiện ngay lập tức tránh sự gián đoạn tối thiểu đến đầu ra của phòng Xét nghiệm.
Tất cả các thiết bị xóa và chỉnh sửa đều được bảo vệ bằng mật khẩu giúp dữ liệu được bảo vệ an toàn.
Một số nội dung cập nhật mới:
- Hiện tại phần mềm quản lý 10 thiết bị xét nghiệm riêng biệt và không giới hạn số lượng xét nghiệm phân tích.
- Quản lý dữ liệu nội kiểm cho 1 năm. PXN có thể xem lại biểu đồ và mọi thông tin của những tháng trước ngay từ màn hình chính.
- Biểu đồ Levey Jenning có thể in trực tiếp vào bất kì thời điểm nào.
- Một điểm nữa mà các Khoa khi thực hiện nội kiểm rất quan tâm: Khi phần mềm báo lỗi hệ thống (SE), lỗi ngẫu nhiên (RE) phần mềm sẽ đưa ra hướng dẫn các bước khắc phục sự cố.
- Sắp tới : hoàn thiện tính toán độ không đảm bảo đo, độ chụm dài hạn và cộng dồn Cusum.
PXN thiết lập giới hạn kiểm soát ±2SD tại mục “Setup QC limis” và điền thông tin lô, hạn sử dụng, tháng chạy và đơn vị.
Nhập dữ liệu thông tin kết quả chạy nội kiểm hằng ngày mục “Input QC data”.
Hình 1: Giao diện màn hình chính
I. Biểu đồ Levey Jennings-biểu đồ kiểm soát chất lượng và các đại lượng thống kê.
Giao diện người dùng thân thiện và sự tương tác của biểu đồ cho phép bạn xem dữ liệu cho một phạm vi ngày cụ thể. Dữ liệu được hiển thị theo tháng, tuy nhiên bạn có thể xem dữ liệu lịch sử nếu cần bằng cách xem lại lịch sử các tháng trước.
Xác định trực quan hoá bất kỳ xu hướng đang diễn ra chính xác trong khoảng thời gian ngắn bằng cách sử dụng báo cáo Levey-Jennings.
Hình 2. Hình ảnh biểu đồ Levey Jennings với 2 mức QC và các đại lượng thống kê: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên.
Hình 3. Hình ảnh biểu đồ Levey Jennings với 3 mức QC.
- Điều đặc biệt là biểu đồ Levey Jennings có thể trình chiếu trên bảng tin trong cuộc giao ban đầu ngày báo cáo khoa hoặc trong các bài báo cáo khoa học về nội kiểm chất lượng.
II. Quy tắc Westgard và phân loại sai số.
Hình 4: Hình ảnh các lỗi vi phạm quy tắc Westgard.
- Áp dụng luật Westgard với 2 mức, 3 mức QC tích hợp hệ thống cảnh báo và từ chối, phân loại sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên giúp thực hiện hành động khắc phục ngay lập tức tránh sự gián đoạn đến đầu ra của phòng Xét nghiệm.
- Việc phân tích đánh giá 2 mức, 3 mức QC được tổng hợp ra một bảng lỗi vi phạm theo ngày đầy đủ và chính xác. Bảng lỗi được hiển thị trực tiếp ra màn hình riêng biệt giúp cho nhân viên một cách nhìn tổng quát về toàn bộ các xét nghiệm cũng như hệ thống thiết bị xét nghiệm.
- Với việc phân tích lỗi và đưa ra cảnh báo sai số SE (sai số hệ thống), RE (sai số ngẫu nhiên) giúp khoa định hướng nguyên nhân gây sai số và sớm đưa ra biện pháp khắc phục tránh lãng phí thời gian cũng như tiền bạc của bệnh viện cho các biện pháp khắc phục không hiệu quả.
III. Tính toán tổng sai số TE, thang Six sigma.
Phần mềm tự động tính toán số liệu% Bias, tổng sai số và Sigma, cho phép đánh giá hiệu suất nâng cao và cải tiến chiến lược QC cho phòng xét nghiệm.
Tổng sai số (TE):
- Tổng sai số TE = Sai số ngẫu nhiên RE + Sai số hệ thống SE
- TEA : Sai số toàn bộ cho phép (TEA= Total allowable error).
- Giá trị tổng sai số TE cho chúng ta biết khoảng cách từ kết quả của phòng xét nghiệm so với giá trị thực. Khi hệ thống thay đổi thì TE cũng thay đổi.
Hình 5: Giao diện phần tính toán tổng sai số PXN(TE), Thang Sigma.
Tính toán tổng sai số Phòng Xét Nghiệm (TE) giám sát hệ thống xét nghiệm theo tháng, cùng với việc so sánh với sai số tối đa TEA (CLIA) của xét nghiệm đó để:
- Đánh giá phương pháp: Khi tổng sai số TE của Xét nghiệm luôn lớn hơn TEA ở nhiều tháng theo dõi phòng xét nghiệm nên thay đổi phương pháp xét nghiệm.
- Kiểm tra việc hiệu chuẩn: Khi hiệu chuẩn không đạt dẫn đến giá trị Mean lệch so với giá trị thực làm tăng sai số ngẫu nhiên gây tăng tổng sai số của Xét nghiệm.
- Đánh giá xem lô hóa chất có đạt hay không: Khi thay đổi lô cùng với việc tổng sai số lớn định hướng cho nhân viên về chất lượng lô hóa chất đang sử dụng.
- Đánh giá sự thay đổi của hệ thống phân tích: Khi phòng xét nghiệm thay đổi hệ thống phân tích việc tính toán tổng sai số sẽ giúp phòng xét nghiệm so sánh các thiết bị với nhau.
- Xách định giới hạn thay đổi cần phát hiện được: Tổng sai số tối đa cho Xét nghiệm cho phép tính toán khoảng giá trị mà ở đó chúng ta sẽ phát hiện được các lỗi.
- Chọn quy tắc QC thích hợp: Khi TE càng nhỏ thì kết quả Xét nghiệm càng gần với giá trị thực các phòng xét nghiệm chỉ cần chọn các đơn quy tắc Westgard để áp dụng.
- Như Ví dụ trên với Xét nghiệm ALT mức QC1 %TE = 3.01; %TEA = 10.23
- Có thể thấy TE<TEA: Tổng sai số Xét nghiệm ALT nhỏ hơn Tổng sai số tối đa cho phép với Xét nghiệm ALT do Tổ chức quốc tế CLIA Requirements for Analytical Quality cung cấp là Target value ±20% =51.15*20%=10.23. (Tổng sai số bao gồm sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.)
Đánh giá chất lượng của phòng Xét nghiệm bằng công cụ thang Six Sigma.
- Các điểm chính về Sigma:
- Thang Sigma:
- 6 tuyệt vời – dễ dàng kiểm soát bằng SQC.
- 5 tốt.
- 4 khá.
- < 3 kém cần cải tiến hiệu năng phương pháp.
- Hướng dẫn lựa chọn quy tắc Westgard dựa trên thang Six sigma.
- 6 sigma- bất cứ quy tắc QC nào (không sử dụng giới hạn ±2SD)
- 5 sigma – các quy tắc đơn như 1-3s.
- 4 sigma – đa quy tắc kết hợp xem xét các lần chạy trước, tăng số lần chạy QC.
- 3 hoặc thấp hơn – tìm kiếm phương pháp phân tích tốt hơn.
Trong bảng trên thấy Sigma men ALT mức QC1 là 5.71 và mức QC2 là 4.07: Đạt mức Khá
- Rất nhiều PXN từ tuyến TW đến các tuyến tỉnh , huyện , TTYT, PK tư nhân cũng đang sử dụng phần mềm để hỗ trợ và nâng cao nội kiểm tra chất lượng PXN : Ví dụ : Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Ung Bứu Hà Nội, BV sản nhi Hưng yên, Bệnh Viện Hùng Vương, BV Đa Khoa Lạng sơn, BV Xuyên Á TP HCM, BV Thủ Đức TP Hồ Chí Minh….
-
Mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng phần mềm bản quyền đầy đủ vui lòng liên hệ trực tiếp với tác giả.Nguyễn Văn QuangSố điện thoại: 03674638081 – 0981109635Email: nguyenvanquang.lab@
gmail.com Hoặc để lại thông tin ở đây chúng tôi sẽ liên lạc với bạn
MÌNH RẤT QUAN TÂM ĐẾN PHẦN MỀM CỦA BẠN
Bạn có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ qua số 0981109635 để được tư vấn chi tiết!