Mẫu máu bị vỡ hồng cầu ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như thế nào?

4.2/5 - (8 bình chọn)

Vỡ hồng cầu (huyết tán) là lý do phổ biến nhất cho việc tái phân tích mẫu của các phòng xét nghiệm. Huyết tán được định nghĩa là vỡ các tế bào máu hồng cầu với sự giải phóng hemoglobin và các thành phần nội bào vào trong huyết tương. Việc giải phóng hemoglobin làm cho huyết thanh hoặc huyết tương xuất hiện màu đỏ nhạt đến màu đỏ anh đào.

 

Nguyên nhân của huyết tán:

Huyết tán có thể là nội mạch và ngoại mạch. Huyết tán nội mạch là rất hiếm và thường là kết quả của phản ứng truyền máu hoặc thiếu máu tan máu. Huyết tán ngoại mạch máu là khá phổ biến và xảy ra trong các kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch , xử lý, vận chuyển và lưu trữ mẫu xét nghiệm không đúng gây ra các sai số trước xét nghiệm.

Cơ chế ảnh hưởng đến kết quả các xét nghiệm.

  1. Giải phóng các thành phần của các tế bào máu vào huyết tương hoặc huyết thanh.
  2. Nhiễu quang phổ / đo màu bởi hemoglobin.
  3. Sự tham gia của hemoglobin trong phản ứng thông qua tăng cường hoặc ức chế.
  4. Pha loãng các thành phần huyết thanh hoặc huyết tương.

Xét nghiệm sinh hóa máu phổ biến bị ảnh hưởng bởi mẫu huyết tán.

Tăng Giảm
Kali (K + ) Troponin T
Lactate Dehydrogenase (LDH) Haptoglobin
SGOT / AST Bilirubin
SGPT/ ALT Amylase
Creatine Kinase (CK) Bicarbonate (HCO 3 – )
Sắt
Phốt phát (PO 4 – )
Protein TP
Albumin
Magiê (Mg ++ )
Canxi (Ca ++ )
Alkaline Phosphatase (ALP)

Tham khảo: Rama Rao Kadiyam – LaboratoryInfo

1 những suy nghĩ trên “Mẫu máu bị vỡ hồng cầu ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như thế nào?

  1. Hong nói:

    Cho em hỏi tại sao vỡ hồng cầu lại giảm bilirubin v ạ,em tưởng vỡ hc là phải tăng bilirubin đặc biệt là bilirubin gián tiếp chứ ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.