Mẫu huyết tương hoặc huyết thanh xuất hiện đục hoặc sữa ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm như thế nào?

4.4/5 - (12 bình chọn)

Nguyên nhân làm cho huyết tương hoặc huyết thanh xuất hiện đục hoặc ‘sữa’.

Lipid máu cao là sự gia tăng nồng độ lipoprotein giàu chất béo trong máu dẫn đến sự xuất hiện đục của huyết thanh hoặc huyết tương. Vì lipoprotein có kích thước khác nhau, không phải tất cả đóng góp đều nhau vào độ đục. Các hạt lớn nhất, chylomicron có % lớn nhất gây ra độ đục của mẫu. Nguyên nhân thường gặp gây sai số trước xét nghiệm.

Cơ chế ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

  1. Các hiệu ứng tán xạ ánh sáng có thể làm tăng độ hấp thụ trong các phản ứng đo quang.
  2. Hiệu ứng dịch chuyển khối lượng làm giảm đáng kể giá trị của một số chất phân tích đặc biệt là chất điện giải; Na +, K +.
  3. Tán huyết hồng cầu có khả năng xảy ra cao khi có lipid máu.
  4. Không đồng nhất của mẫu.
  5. Rối loạn vật lý và hóa học.

Hiện tượng đục của huyết thanh hay huyết tương ảnh hưởng đến hầu hết các xét nghiệm đo quang tùy vào mức độ đục. Dưới đây là một số xét nghiệm sinh hóa phổ biến bị ảnh hưởng bởi mẫu Lipid cao. 

Tăng Giảm
Axit mật Natri (Na + )
Bilirubin trực tiếp Kali (K + )
TIBC Clorua (Cl – )
Magiê (Mg ++ ) Bicarbonate (HCO 3 – )
Lactate Dehydrogenase (LDH)

Lưu ý: Khi lượng lipid quá cao gây đục ngay cả khi nhân viên xét nghiệm đã pha loãng mẫu nhiều lần điều đó dẫn đến không đảm bảo quá trình đo phân tích mẫu, vượt ngưỡng đo của thiết bị. Nhân viên xét nghiệm sẽ trao đổi với bệnh nhân và bác sĩ điều trị để đưa ra khuyến cáo tốt nhất với bệnh nhân. Yêu cầu bệnh nhân thực hiện chế độ ăn uống bình thường 3 ngày không dùng thực phẩm chứa lipid cao và kiêng chất kích thích sau đó xét nghiệm lại.

Tham khảo: Rama Rao Kadiyam – LaboratoryInfo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.