Lỗi nhiễm chéo (carryover) trong xét nghiệm – Ý nghĩa và phương pháp xác định

loi-carryover
5/5 - (3 bình chọn)

1. Nhiễm chéo trong xét nghiệm là gì?

Nhiễm chéo (carryover) trong xét nghiệm nói chung và huyết học nói riêng là gì? Để hiểu rõ hơn, trước tiên mời bạn tham khảo 2 ví dụ sau đây:

Tình huống : Sau khi xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu trên máy tự động của bệnh nhân A thấy số lượng Bạch cầu tăng cao, ngay sau đó bạn chạy mẫu của bệnh nhân B cũng thấy tăng cao, nhưng sau khi kéo lam quan sát thì chỉ bệnh nhân A tăng thực sự, bệnh nhân B không tăng. Chạy lại mẫu của bệnh nhân B lần nữa thì kết quả lại về bình thường. Câu hỏi đặt ra là tại sao có hiện tượng này? Phải chăng máy của bạn có vấn đề?

Tình huống 2: Bạn thử nghiệm chạy độ lặp lại của mẫu QC theo trình tự: mẫu nồng độ thấp -> mẫu nồng độ trung bình -> mẫu nồng độ cao. Rồi lại lặp lại trình tự như vậy 1 vài lần nữa. Và bạn nhận thấy kết quả của mẫu QC thấp có xu hướng tăng dần. Câu hỏi đặt ra là tại sao mẫu QC mức thấp lại bị tăng ở những lần sau? 

Qua 2 ví dụ trên chúng ta thấy 1 điểm đó là sau khi chạy mẫu cao thì mẫu ngay sau nó cũng bị cao? Vậy có phải do nhiễm chéo (hay tồn đọng) từ mẫu cao sang mẫu thấp? Rất có thể là như vậy chứ.

Nhiễm chéo (hay còn gọi là tồn đọng) trong tiếng Anh gọi là Carryover. Đây là tình trạng các chất phân tích từ mẫu trước hoặc hóa chất ở xét nghiệm trước đó không được loại bỏ hoàn toàn gây ảnh hưởng đến mẫu sau. Nguyên nhân là do hệ thống kim hút, buồng đếm (hoặc buồng đo) không được làm sạch hoàn toàn sau mỗi lần chạy gây ra. Để xác định vấn đề này chúng ta cần thực hiện thử nghiệm để đánh giá tình trạng nhiễm chéo (carryover).

2. Thử nghiệm nhiễm chéo để làm gì?

Thử nghiệm nhiễm chéo giúp chúng ta xác định chính xác sự ảnh hưởng của mẫu xét nghiệm trước đến mẫu xét nghiệm sau hay đôi khi là loại xét nghiệm trước đến loại xét nghiệm sau.

Thử nghiệm nhiễm chéo giúp xác định nguyên nhân nhiễm chéo do tồn đọng mẫu hay tồn đọng hóa chất.

3. Cách thực hiện thử nghiệm nhiễm chéo (carryover) được thực hiện thế nào?

3.1. Thử nghiệm nhiễm chéo mẫu được thực hiện như sau:

Chuẩn bị 2 mẫu có nồng độ thấp và nồng độ cao (có thể dùng mẫu bệnh nhân hoặc mẫu QC). Tiến hành phân tích theo trình tự sau: Mẫu thấp (lần 1) -> Mẫu cao (lần 1) -> mẫu thấp (lần 2)-> mẫu cao (lần 2) -> mẫu thấp (lần 3) -> mẫu cao (lần 3). Sau khi thu được kết quả sử dụng công thức sau để tính Carryover:

Thông thường các nhà sản xuất sẽ công bố % Carryover này ≤ 1%. Nếu bạn tính ra > 1% hay quá quy định của NSX thì có nghĩa là máy cảu bạn đang bị tình trạng nhiễm chéo mẫu.

3.2. Thử nghiệm nhiễm chéo hóa chất được thực hiện như sau:

Chuẩn bị 1 mẫu bệnh phẩm (hoặc mẫu QC). Tiến hành phân tích 2 xét nghiệm, trong đó xét nghiệm A là xét nghiệm nghi bị ảnh hưởng và xét nghiệm B là xét nghiệm nghi gây ra ảnh hưởng theo trình tự sau: Xét nghiệm A (lần 1) -> xét nghiệm B (lần 1) -> xét nghiệm A (lần 2) -> xét nghiệm B (lần 2) -> xét nghiệm A (lần 3) -> xét nghiệm B (lần 3). Sau khi thu được kết quả sử dụng công thức sau để tính Carryover hóa chất:

Nhà sản xuất thường không công bố cái này. Tuy nhiên nếu bạn thấy nó quá cao (>5%) thì nên liên hệ hãng để có câu trả lời cho vấn đề cụ thể.

Khi bạn xác định được đúng tình trạng máy bị nhiễm chéo mẫu hoặc nhiễm chéo hóa chất. Hãy liên hệ với kỹ sư của hãng để được hỗ trợ. Có thể cần làm sạch buồng đo, kim hút, dây dẫn…. đôi khi cần thay mới nếu cần thiết.

Trên đây là Ý nghĩa cũng như phương pháp xác định tình trạng nhiễm chéo trong xét nghiệm. Nếu nghi ngờ thiết bị của mình đang bị nhiễm chéo hãy thực hiện theo hướng dẫn của chúng tôi. Ngoài ra để hiểu rõ hơn về các tình trạng Carryover này các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu của nhà sản xuất thiết bị hoặc tham khảo trong các tài liệu như CLSI H26-A2 hay CLSI EP10… Nếu bạn có vướng mắc gì có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ thêm.

 

4 bình luận về “Lỗi nhiễm chéo (carryover) trong xét nghiệm – Ý nghĩa và phương pháp xác định

  1. thúy cho biết:

    Chị muốn em giải thích giúp công thức tính Carryover ? tại sao lại chạy 3 lần mà không phải hơn? tại sao lại lấy lần 1 trừ lần 3
    Chị cảm ơn em

    • tuyenlab cho biết:

      Cái này được thực hiện theo hướng dẫn của CLSI (H26-A2). 3 lần là số lần tối thiểu. Chị có thể tăng hơn cũng được. Lần 1 là khi mẫu chưa bị ảnh hưởng (mẫu đầu tiên), lần 3 là khi mẫu đã bị ảnh hưởng. Chị có thể tham khảo kỹ hơn trong CLSI.

  2. Tu cho biết:

    Cho em hỏi : theo vd 2 của anh thì qc ở mức thấp sẽ cao lên sau vài lần liên tiếp. Mà theo công thức tính carryover theo mức nồng độ thì thấp lần 1 – thấp lần 3 sẽ ra số âm. Mà giá trị mẫu lại là số dương. Vậy kq sẽ ra âm rồi anh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.