Hướng dẫn xây dựng mục tiêu chất lượng cho phòng xét nghiệm

muc-tieu-chat-luong
3.7/5 - (4 bình chọn)

Mục tiêu chất lượng là một nôi dung bắt buộc trong hệ thống QLCL. Mục tiêu chất lượng là các mục tiêu về hệ thống QLCL chất lượng mà PXN đặt ra để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu chất lượng sẽ định hướng cho các hoạt động trong phòng xét nghiệm theo từng giai đoạn. Thông thường mỗi năm PXN phải tự xây dựng cho mình những mục tiêu chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế. Vậy để xây dựng được những mục tiêu cụ thể PXN cần quan tâm đến những vấn đề gì? Hãy cùng chúng tôi xem xét tiến trình để xây dựng được mục tiêu chất lượng trong bài viết này.

Bước 1: PXN cần xây dựng chính sách chất lượng.

Đây là chính sách chung về hoạt động của PXN. Nó thể hiện tôn chỉ và tầm nhìn của PXN. Thông thường chính sách chất lượng là cố định. Tất cả mọi hoạt động của PXN đều hướng tới việc duy trì các chính sách chất lượng.

Một ví dụ về chính sách chất lượng như sau:

Khoa xét nghiệm – Bệnh viện XYZ cam kết:

– Cung cấp các dịch vụ chính xác, tin cậy và kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng cho công tác chẩn đoán, giám sát, nghiên cứu và đào tạo.

– Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp hướng tới tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

– Không ngừng cải tiến chất lượng nhằm đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu chính đáng của khách hàng và nâng cao uy tín của Khoa với cơ quan quản lý và khách hàng.

– Khai thác tốt các nguồn lực nội bộ và mở rộng hợp tác với các đơn vị trong và ngoài Bệnh viện để triển khai các hoạt động.

– Định kỳ xem xét để đảm bảo sự phù hợp với định hướng phát triển của Khoa và Bệnh viện

Bước 2: Xác định các mục tiêu chất lượng chung:

Từ chính sách chất lượng đã đề ra, PXN cần xây dựng các mục tiêu chung, tổng quát để duy trì chính sách chất lượng. Các mục tiêu này có thể kéo dài trong nhiều năm.

Một ví dụ về mục tiêu chất lượng chung như sau:

Dựa trên chính sách chất lượng Khoa xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng với các mục tiêu chung sau:

– Đảm bảo tính khách quan, trung thực, bảo mật trong công tác xét nghiệm

– Đảm bảo tính chính xác, tin cậy và kịp thời của kết quả xét nghiệm

– Xây dựng kế hoạch đào tạo/đào tạo liên tục hoặc tuyển dụng nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tế

– Soát xét hệ thống tài liệu định kỳ theo kế hoạch

– Đảm bảo chất lượng của hóa chất, sinh phẩm sử dụng cho xét nghiệm

– Kiểm tra, hiệu chuẩn, bảo dưỡng thiết bị theo đúng kế hoạch và sửa chữa kịp thời khi cần thiết.

– Hạn chế tối đa sự không hài lòng của khách hàng với các dịch vụ cung cấp.

– Cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng.

Dựa trên các mục tiêu chung này, hàng năm PXN phải xây dựng các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.

Bước 3: Xây dựng mục tiêu cụ thể

Hằng năm, Lãnh đạo Bệnh viện, Lãnh đạo Khoa và nhân viên Khoa sẽ xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng năm trong cuộc họp xem xét của lãnh đạo. Mục tiêu này phải “đo lường” được. Tức là phải có con số cụ thể đặt ra.

Dưới đây là 1 ví dụ về các mục tiêu chất lượng cụ thể.

– Mục tiêu 1: Trong năm 2019 PXN xây dựng được hệ thống tài liệu QLCL bao gồm: 5 cuốn sổ tay, 35 quy trình quản lý, 130 biểu mẫu, 200 quy trình kỹ thuật….đáp ứng yêu cầu của quyết định 2429.

– Mục tiêu 2: 90% các xét nghiệm hóa sinh, huyết học trong PXN được thực hiện nội kiểm hàng ngày.

– Mục tiêu 3: Trong năm 2019 PXN tham gia 5 chương trình ngoại kiểm cho 50% các xét nghiệm thường quy tại PXN.

– PXN duy trì khảo sát sự không hài lòng của khách hàng 12 lần/năm.

…..

Đó là các mục tiêu cụ thể. Hãy nhớ các mục tiêu phải đo lường được tức là phải có con số cụ thể. Con số này lấy ở đâu: Do PXN tự quyết định hoặc qua các cuộc khảo sát trước đó.

Bước 4: Thực hiện mục tiêu chất lượng

Sau khi PXN đã quyết định lựa chọn các mục tiêu chất lượng  trong năm đó.  PXN cần xây dựng kế hoạch cụ thể để làm và đạt được các mục tiêu chất lượng đã đề ra. Bản kế hoạch này cần có thời gian thực hiện, có người chị trách nghiệm và đặc biệt có các hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu.

Ví dụ với mục tiêu 1 ở trên: “Trong năm 2019 PXN xây dựng được hệ thống tài liệu QLCL bao gồm: 5 cuốn sổ tay, 35 quy trình quản lý, 130 biểu mẫu, 200 quy trình kỹ thuật….đáp ứng yêu cầu của quyết định 2429” thì PXN cầy chỉ rõ các hoạt động cụ thể như:

– Hoạt động 1: Xây dựng 5 cuốn sổ tay. Ai là người xây dựng? thời gian thực hiện khi nào?

– Hoạt động 2: Xây dựng 35 quy trình quản lý và 130 biểu mẫu: Phải chỉ rõ ai là người thực hiện? thời gian thực hiện khi nào?

– Hoạt động 3: Xây dựng 200 quy trình kỹ thuật: Phải chỉ rõ ai là người thực hiện? thời gian thực hiện khi nào?…

Dựa trên mỗi hoạt động, ngoài việc phân công người thực hiện. QLCL cùng với cán bộ được phân công có thể phải xây dựng các công cụ để theo dõi và tổng kết các mục tiêu đã đề ra. Tất cả các mục tiêu chất lượng và kế hoạch cần được ghi chép lại theo biểu mẫu : “Kế hoạch chất lượng và kết quả giám sát”.

Trên đây là hướng dẫn 4 bước để PXN xây dựng mục tiêu chất lượng của mình. Một số mục tiêu chất lượng có thể lồng ghép cùng với “Chỉ số chất lượng”. Phần chỉ số chất lượng các bạn có thể tham khảo tại đây:

Để giúp các phòng xét nghiệm có thể xây dựng được các mục tiêu chất lượng của mình. Hiện tại chúng tôi có  “Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429“. Trong bộ tài liệu đã có Sổ tay chất lượng, quy trình Tổ chức và quản lý cùng các biểu mẫu để thực hiện mục tiêu chất lượng. Nếu các PXN có nhu cầu sử dụng bộ tài liệu này của chúng tôi vui lòng liên hệ trực tiếp:

Cao Văn Tuyến/ 0913.334.212 hoặc 0978.336.115.

Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.

Email: chatluongxetnghiem@gmail.com

1 bình luận về “Hướng dẫn xây dựng mục tiêu chất lượng cho phòng xét nghiệm

  1. Nguyễn Hương cho biết:

    tôi làm việc tại khoa xét nghiêm trung tâm y tế 1 chức năng, chủ yếu là công tác phòng bệnh, khoa xét nghiệm chủ yếu là thực hiện các test nhanh,nước tiểu 11 thông số, huyết học, hóa sinh. tôi muốn chuyên gia giúp hình thành 1 kế hoạch hoặc đề án phát triển khoa xét nghiệm giai đoạn 2024 đến 2030. xin cảm ơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.