Bảo mật thông tin là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi phòng xét nghiệm. Vấn đề này được quy định trong tiêu chí 9.1 của quyết định 2429 (tiêu chí 3*) và yêu cầu tại mục 4.1, 5.10 theo ISO 15189:2012. Vậy PXN cần bảo mật những thông tin gì và bảo mật như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:
1. Các nội dung thông tin cần bảo mật
– Tất cả các tài liệu, hồ sơ, thông tin về các hoạt động của PXN.
– Tất cả các thông tin thu được từ khách hàng, các kết quả xét nghiệm.
– Tất cả các số liệu lưu trong máy tính và đĩa mềm.
– Phần mềm máy tính, máy xét nghiệm tự động.
2. Quy định chung về bảo mật thông tin
– Lãnh đạo PXN chịu trách nhiệm việc trao đổi các thông tin và bảo mật tất cả các kết quả xét nghiệm, chỉ giao kết quả xét nghiệm cho chính người yêu cầu xét nghiệm.
– Không cung cấp số liệu, kết quả xét nghiệm cho các đối tượng khác khi chưa có chỉ thị của Lãnh đạo Bệnh viện.
– Nhân viên PXN được phép tiếp cận và sử dụng file dữ liệu của khách hàng (file điện tử hay sổ ghi chép) với mục đích thực hiện xét nghiệm. Với các mục đích khác như nghiên cứu, báo cáo cần có sự đồng ý của Lãnh đạo.
– Nhân viên PXN không tự ý cho bất kỳ cá nhân hoặc đơn vị khác xem kết quả xét nghiệm và các tài liệu liên quan đến hoạt động của PXN.
– Khi trả kết quả mật được coi là thông tin mật của bệnh nhân/khánh hàng cần phải trả cho cán bộ y tế.
– Trả kết quả xét nghiệm HIV dương tính tuân thủ theo Thông tư số 01/2010/TT-BYT quy định.
3. Cam kết bảo mật thông tin đối với nhân viên phòng xét nghiệm
– Đối với các cán bộ, nhân viên đã làm việc tại PXN cần đọc hiểu các quy định về bảo mật thông tin, ký cam kết bảo mật.
– Đối với các nhân viên không phải làm việc đầy đủ (part time) tại PXN mà có tiếp cận với hoạt động xét nghiệm, tài liệu và hồ sơ của PXN được phổ biến các quy định về bảo mật và ký cam kết bảo mật thông tin.
– Đối với nhân viên thử việc/học việc, QLCL trao đổi với nhân viên để đảm bảo nhân viên thử việc/học việc nắm được các qui định về bảo mật của PXN và ký cam kết bảo mật thông tin.
4. Cam kết bảo mật thông tin đối với khách viếng thăm/làm việc.
– Khách viếng thăm/làm việc khi có nhu cầu tham quan/làm việc tại PXN cần thông báo trước và được sự đồng ý của lãnh đạo PXN.
– Cán bộ trách tiếp đoàn ghi lại thông tin vào biểu mẫu “Sổ theo dõi khách viếng thăm/làm việc”
– Khi khách viếng thăm/làm việc đến PXN. Lãnh đạo PXN trực tiếp hoặc phân công cán bộ phụ trách phổ biến các quy định về bảo mật thông tin tại PXN.
– Tất cả khách viếng thăm/làm việc sau khi được phổ biến phải ký cam kết bảo mật thông tin dành cho khách viếng thăm và làm việc.
Trên đây là các yêu cầu cũng như cách thức thực hiện việc bảo mật thông tin tại PXN. Hiện tại PXN của đơn vị bạn đã có quy định và thực hiện đúng các yêu cầu này chưa? Nếu chưa cần xây dựng quy trình, các biểu mẫu và tuân thủ thực hiện các quy định này nếu muốn đạt mức 3 theo quyết định 2429 hay phù hợp với ISO 15189.
Để hỗ trợ các PXN có thể nhanh chóng xây dựng được các quy trình, biểu mẫu về Bảo mật thông tin cũng như các tiêu chí, yêu cầu khác theo 2429 và ISO 15189. Chúng tôi có cung cấp 2 bộ tài liệu để các PXN xây dựng hệ thống QLCL là: Bộ tài liệu QLCL theo quyết định 2429 và Bộ tài liệu theo ISO 15189:2012. Cả hai bộ tài liệu đều là công cụ đắc lực giúp các PXN nhanh chóng, thuận tiện trong quá trình thiết lập và duy trì hệ thống QLCL xét nghiệm.
Không chỉ đơn thuần cung cấp bộ tài liệu. Chúng tôi cam kết hỗ trợ các PXN sử dụng bộ tài liệu liên tục 24/24 qua hình thức Online trong suốt quá trình sử dụng. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ đào tạo tận nơi và hỗ trợ trọn gói đến khi PXN đánh giá công nhận. Cụ thể các gói này chúng tôi giới thiệu chi tiết ở đây hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Cao Văn Tuyến/ 0913.334.212 – 0978.336.115.
Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.
Email: chatluongxetnghiem@gmail.com