Tiếp theo bài viết về hướng dẫn cách ghi chép các biểu mẫu của hồ sơ “Sự không phù hợp” theo 2429. Ở bài viết này chúng tôi sẽ trình bày về cách ghi chép các biểu mẫu của hồ sơ “Hành động khắc phục”.
Để thực hiện được bộ hồ sơ này, trước hết cần hiểu đúng về Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa. Các bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết sau:
1. Hiểu đúng về sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa trong PXN
Bộ hồ sơ bao gồm 2 biểu mẫu chính là: Sổ theo dõi hành động khắc phục và phiếu báo cáo hành động khắc phục. Sổ theo dõi là biểu mẫu số 01, phiếu báo cáo là biểu mẫu 02. Tuy nhiên trong thực tế ta phải ghi chép phiếu báo cáo trước sau đó mới vào sổ theo dõi. Vì vậy, chúng tôi sẽ trình bày cách ghi của phiếu báo cáo trước.
1. Phiếu báo cáo hành động khắc phục – Mã số XN-BM 4.10.2/02
Biểu mẫu gồm các nội dung sau:
Mục 1: Sự không phù hợp được phát hiện thông qua:
- Mã số của sự không phù hợp (phát hiện trước đó), hoặc
- Qua kết quả đánh giá nội bộ, hoặc
- Qua chương trình xem xét của lãnh đạo, hoặc
- Qua kết quả đánh giá từ bên ngoài, hoặc
- Qua phát hiện khác.
Mục 2: Mô tả tóm tắt vấn đề
Mô tả lại tóm tắt sự không phù hợp đã xảy ra. Tương tự như mục 1 phần A của biểu mẫu Phiếu báo cáo sự không phù hợp (XN-BM 5.10.1/02).
Mục 3: Phân tích nguyên nhân
Đưa ra phân tích nguyên nhân dẫn đến sự không phù hợp. Tương tự như mục 1 phần B của biểu mẫu Phiếu báo cáo sự không phù hợp (XN-BM 5.10.1/02).
Mục 4: Biện pháp khắc phục
Đưa ra biện pháp khắc phục cho sự không phù hợp đã xảy ra. Lưu ý Hành động khắc phục (HĐKP) phải xác định được nguyên nhân gốc rễ, khắc phục sự không phù hợp đồng thời phòng ngừa tái diễn.
Ở ví dụ trên: nguyên nhân của sự không phù hợp không phải QC out mà nguyên nhân gốc rễ là không Cal theo lịch. Vì vậy, hành động khắc phục không phải đi QC lại ngay mà cần Cal lại trước khi QC lại.
Mục 5: Hoạt động đảm bảo vấn đề không lặp lại (nếu có)
Đây có thể coi là 1 phần của hành động phòng ngừa. Phải chỉ ra một số các hoạt động để tránh vấn đề lặp lại.
Ở ví dụ trên thì 2 hoạt động cần thực hiện là:
– Xây dựng lịch chuẩn cho từng loại xét nghiệm. Đưa ra các quy định tuân thủ việc hiệu chuẩn xét nghiệm theo đúng định kỳ.
– Quy định lại việc bắt buộc xem xét kết quả nội kiểm trước khi phân tích mẫu bệnh nhân.
2. Sổ theo dõi sự hành động khắc phục – Mã số XN-BM 5.10.2/01
Biểu mẫu gồm các thông tin:
- Mã số hành động khắc phục: Theo quy định cách đặt mã trong quy trình Hành động khắc phục.
- Phòng/khoa: Nơi thực hiện hành động khắc phục.
- Nội dung khắc phục: Nêu nội dung khắc phục đã được thực hiện. Theo mục 4 của biểu mẫu Phiếu báo cáo hành động khắc phục (XN-BM 5.10.2/02).
- Ngày thực hiện: thời gian bắt đầu thực hiện hành động khắc phục.
- Ngày hoàn thành: thời gian hành động khắc phục được hoàn thành. Đôi khi có những hành động khắc phục cần 1 khoảng thời gian dài để thực hiện.
- Người thực hiện: Người trực tiếp thực hiện hành động khắc phục.
- Kết luận: Đánh giá hiệu quả của hành động khắc phục.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách ghi chép các biểu mẫu hồ sơ “Hành động khắc phục”. Ở các bài viết tiếp sau chúng tôi sẽ hướng dẫn ghi chép các biểu mẫu hồ sơ hành động phòng ngừa của chương 10 này.
PXN của bạn đã thực hiện đầy đủ các nội dung của hồ sơ Hành động khắc phục này chưa? Có khó khăn vướng mắc gì không? Nếu có hãy trao đổi phía dưới phần bình luận của bài viết này hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Với các đơn vị chưa sử dụng bộ tài liệu 2429 của chúng tôi. Hãy liên hệ để được: Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429 Bộ tài liệu gồm 5 cuốn sổ tay, 35 quy trình quản lý quy trình và khoảng 135 biểu mẫu biểu mẫu, đáp ứng 169 tiêu chí theo quyết định 2429. Bộ tài liệu giúp các PXN nhanh chóng hoàn thiện hệ thống tài liệu QLCL của chính mình để đưa vào áp dụng. Bênh cạnh đó, chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ 24/24 trong suốt thời gian các PXN sử dụng hệ thống tài liệu này của chúng tôi.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ.
Hotline: 0913.334.212
Cao Văn Tuyến/ 0978.336.115.
Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.
Email: chatluongxetnghiem@gmail.com