Các loại lỗi thường gặp trong phòng xét nghiệm

cac-loi-trong-phong-xet-nghiem
4.8/5 - (11 bình chọn)

Lỗi trong phòng xét nghiệm hay chính là các sự không phù hợp. Lỗi xảy ra khi PXN không tuân thủ đúng các quy trình, quy định đã đặt ra trước đó. Có thể gặp hàng trăm lỗi mà các PXN gặp phải hàng ngày. Lỗi có thể gặp ở tất cả các giai đoạn trước, trong và sau xét nghiệm. Mỗi 1 lỗi xảy ra, tùy theo tính chất mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hay không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả XN. Những lỗi mà gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm được coi là sự không phù hợp mức độ nặng. Những lỗi mà không gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm được coi là sự không phù hợp mức độ nhẹ. Dù sự KPH ở mức độ năng hay nhẹ thì cũng đòi hỏi PXN phải có các hành động khắc phục.

Để có được các hành động khắc phục pù hợp trước hết phải xác định được gốc rễ của sự không phù hợp. Nói cách khác phải tìm được chính xác lỗi đã xảy ra. Để tìm được lỗi ta cần biết trong PXN thường có những lỗi gì? ở giai đoạn nào? Có như vậy mới nhanh chóng nhận diện ra lỗi để khắc phục. Chúng tôi xin đưa ra một số lỗi mà các PXN thường xuyên gặp phải như sau:

1. Lỗi ở giai đoạn chỉ định xét nghiệm:

– Mẫu không có chỉ định xét nghiệm: Gửi mẫu xét nghiệm nhưng không gửi kèm chỉ định.

– Chỉ định trùng lặp: Chỉ định mẫu với các xét nghiệm giống nhau.

– Chỉ định xét nghiệm sai: Chỉ định không đúng so với nhu cầu.

– Chỉ định không đọc được: Chỉ định không rõ ràng thông tin.

– Sai thời gian/ ngày giờ: Sai thời gian chỉ định XN.

– Lỗi đánh máy: Thông tin chỉ định không đúng.

2. Lỗi ở giai đoạn thu thập mẫu:

– Quên không lấy mẫu: Có chỉ định nhưng lại không lấy mẫu để làm XN.

– Thao tác hỏng: Lấy không đúng/được mẫu XN.

– Sai ống: Lấy sai ống bảo quản so với chỉ định.

– Mất ống: Làm mất ống XN.

– Sai thể tích: Thể tích mẫu không đúng so với yêu cầu của loại mẫu.

– Sai nhiệt độ: Nhiệt độ bảo quản mẫu không đảm bảo.

– Xử lý mẫu sai: Xử lý mẫu ban đầu không đúng (ví dụ mẫu không lý tâm nhưng lại ly tâm).

– Chuẩn bị bệnh nhân không phù hợp: Ví dụ như BN không nhịn khi lấy máu.

– Không đúng thời gian/ ngày giờ: Ví dụ mẫu cần lấy lúc 8h sáng nhưng lại lấy lúc 10h.

– Không đúng thứ tự ưu tiên: Ví dụ cho máu vào ống Heparin trước khi cho vào ống Natri citrat.

– Mất/sai mã bệnh nhân: Sai mã code (thứ tự) của bệnh nhân.

– Lấy sai bệnh nhân: Chỉ định của bệnh nhân A nhưng lại lấy mẫu của BN B.

3. Lỗi ở giai đoạn vận chuyển mẫu.

– Quên/Sai/Mất mẫu: Ví dụ làm mất mẫu trong quá trình vận chuyển.

– Sắp xếp mẫu không đúng.

– Chuyển mẫu sai địa chỉ. Ví dụ mẫu của Hóa sinh lại chuyển sang Vi sinh

– Đóng gói không đúng: Ví dụ như không để mẫu trong hộp vận chuyển.

4. Lỗi ở giai đoạn chuẩn bị mẫu:

– Lỗi ly tâm:

+ Sai tốc độ/thời gian.

+ Ly tâm quá muộn.

+ Ly tâm làm vỡ ống.

+ Mất/ hỏng nhãn trong quá trình ly tâm.

+ Ly tâm sai nhiệt độ. Một số mẫu cần ly tâm lạnh nhưng lại ly tâm thường.

– Lỗi hút mẫu:

+ Quên hút mẫu.

+ Hút mẫu quá muộn.

+ Thao tác sử dựng pipet sai.

– Lỗi làm lạnh:

+ Không làm lạnh những mẫu cần làm lạnh.

+ Chậm trễ trong quá trình làm lạnh.

+ Sai nhiệt độ: Làm lạnh sai nhiệt độ theo yêu cầu.

– Lỗi quá thời gian ổn định của mẫu.

– Huyết tương vàng do hoàng đản.

– Vỡ hồng cầu.

– Đục do tăng lipid.

– Mẫu chậm đông.

– Mẫu bị đông.

– Ảnh hưởng bởi thuốc.

– Ảnh hưởng bởi kháng thể.

5. Lỗi ở giai đoạn phân tích.

– Sử dụng sai hóa chất.

– Các hóa chất dùng để XN bị hết hạn.

– Hóa chất bảo quản sai.

– Hóa chất hỏng/ biến tính.

– Pha trộn hóa chất không đúng.

– Lỗi nguồn điện của máy XN.

– Lỗi thiết bị trong quá trình xét nghiệm.

– Các lỗi do KTV không tuân thủ quy trình.

6. Lỗi ở giai đoạn báo cáo kết quả:

– Lỗi tính kết quả:

+ Tính toán sai.

+ Sai công thức.

+ Sai dấu thập phân.

+ Sai nồng độ pha loãng.

– Lỗi trong quy trình:

+ Nội kiểm không đạt.

+ Ngoại kiểm không đạt.

+ Lỗi đánh máy sai.

+ Lỗi xuất kết quả sai.

+ Lỗi không tuân thủ đúng quy trình chuẩn.

– Lỗi trong báo cáo kết quả:

+ Lỗi đánh máy.

+ Lỗi sai số thập phân.

+ Sai đơn vị.

+ Kết quả được chỉnh sửa.

– Lỗi trả kết quả:

+ Trả nhầm kết quả BN.

+ Lỗi trả thiếu kết quả xét nghiệm.

+ Lỗi hệ thống thông tin.

Trên đây là một số lỗi ở các giai đoạn khác nhau có thể gặp phải trong phòng xét nghiệm mà chúng tôi tham khảo từ Pal Bela Sezesi, Lars Odum, Error tracking in a clinical biochemistry laboratory, Clin Chem Lab Med 2009; 47(10): 1253-1257. 

Dựa trên các lỗi thường gặp này để các phòng xét nghiệm đưa ra các đánh giá nguy cơ cũng như hành động phòng ngừa. Từ đó sẽ giảm tối đa các lỗi có thể gặp phải, nâng cao hơn chất lượng của PXN.

Muốn đánh giá được các nguy cơ hay hay đưa ra các hành động phòng ngừa đòi hỏi PXN phải thiết lập một hệ thống QLCL để kiểm soát. Hệ thống QLCL có thể dựa trên bộ tiêu chí 2429 hoặc tiêu chuẩn ISO 15189.

Để giúp các PXN thuận tiện hơn tỏng quá trình xây dựng hệ thống QLCL theo 2429. Hiện tại chúng tôi có  “Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429“. Bộ tài liệu đáp ứng yêu cầu của 12 chương với 169 tiêu chí của bộ tiêu chí 2429. Nếu các PXN có nhu cầu sử dụng bộ tài liệu này của chúng tôi vui lòng liên hệ trực tiếp:

Cao Văn Tuyến/ 0913.334.212 hoặc 0978.336.115.

Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.

Email: chatluongxetnghiem@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.