Các khái niệm cơ bản trong hiệu chuẩn thiết bị xét nghiệm

5/5 - (4 bình chọn)

Hiệu chuẩn thiết bị trong phòng xét nghiệm là yêu cầu bắt buộc hiện nay. Nội dung này được quy định tại tiêu chí 5.11 của Quyết định 2429: “PXN có kế hoạch và thực hiện kiểm định/ hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật/ của nhà sản xuất đối với các TTB có thể gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm (***)” hoặc trong tiêu chuẩn ISO 15189:2022 tại mục 5.6.2 về “Hiệu chuẩn thiết bị”.

Để giúp các bạn đồng nghiệp hiểu rõ về vấn đề hiệu chuẩn, trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày các khái niệm cơ bản được sử dụng trong hiệu chuẩn thiết bị.

1. Định nghĩa về hiệu chuẩn

Theo luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011

“Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.”

2. Các khái niệm cơ bản trong hiệu chuẩn

Chuẩn đo lường: là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác.

Phương tiện đo: là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo.

Phép đo: là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo.

Chuẩn đo lường gồm có:

  • Chuẩn quốc tế: Là chuẩn được một hiệp định quốc tế công nhận để làm cơ sở ấn định giá trị cho các chuẩn khác của đại lượng có liên quan trên phạm vi quốc tế.
  • Chuẩn quốc gia: Là chuẩn được một quyết định có tính chất quốc gia công nhận để làm cơ sở ấn định giá trị cho các chuẩn khác có liên quan trong một nước.
  • Chuẩn chính: Là chuẩn có chất lượng cao nhất về mặt đo lường có thể ở một địa phương hoặc một tổ chức xác định mà các phép đo ở đó đều được dẫn xuất từ chuẩn này.
  • Chuẩn công tác: Là chuẩn được dùng thương xuyên để hiệu chuẩn hoặc kiểm tra vật đọ, phương tiện đo hoặc mẫu chuẩn

Mức hiệu chuẩn: Là giá trị danh nghĩa được chọn để hiệu chuẩn.

Mức tải: tương tự mức hiệu chuẩn những thường dùng trong lĩnh vực khối lượng

Giá trị cài đặt: Đối với các thiết bị có bộ điều khiển (dạng cơ, điện tử) thì phải cài đặt để thiết bị đạt được giá trị mà người dùng mong muốn.

Giá trị chuẩn (Standard reading): được hiểu là giá trị đo được bởi chuẩn đo lường đã nối với chuẩn quốc tế qua 1 hoặc nhiều nhịp.

Chú ý: chuẩn đo lường này sẽ mang một độ KĐBĐ khi nối chuẩn

Giá trị hiển thị (UUC reading): được hiểu là giá trị đo được bởi chính thiết bị được hiệu chuẩn

Chú ý: Unit Under Calibration (UUC) có thể là phương tiện đo, cũng có thể là sản phẩm có liên quan phép đo.

Số hiệu chính (correction) và Sai số (error): được hiểu là phần chênh giữa giá trị chuẩn và giá trị hiển thị nhưng khác nhau về mặt trị số.

Số hiệu chính = Giá trị chuẩn – Giá trị hiển thị

Độ không đảm bảo đo (độ KĐBĐ): định nghĩa là thông số gắn với kết quả của phép đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị có thể quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.

          

3. Ý nghĩa của hiệu chuẩn

  • Nhằm xác định sự phù hợp của thiết bị đang sử dụng với yêu cầu của phép đo.
  • Đánh giá độ trôi giá trị đo của thiết bị qua mỗi kỳ hiệu chuẩn nhằm dự báo việc cho việc thay thế hoặc mua mới.
  • Đánh giá được chất lượng sản phẩm.

Nguồn: NIHE

Mọi chi tiết xin liên hệ Công ty TNHH chất lượng xét nghiệm Y học (QLAB): 

Hotline: 0913.334.212

Cao Văn Tuyến/ 0978.336.115.

Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635.

Nguyễn Văn Chỉnh/ 0942.718.801

Email: chatluongxetnghiem@gmail.com

Facebook: fb.com/chatluongxetnghiem

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.